Nhóm các yếu tố thuộc bản chất mối quan hệ giữa các tổ chức

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM (Trang 72)

Theo định nghĩa, thu nhận tri thức bởi các tổ chức liên quan đến ít nhất hai tổ chức, và vì vậy chúng ta cần hiểu được sự tương tác (interactive dynamics) giữa các tổ chức này (Easterby-Smith & ctg, 2008). Các mối quan hệ quyền lực (power relations), niềm tin và rủi ro (trust and risk), cấu trúc và cơ chế (structures and mechanisms) và các ràng buộc xã hội có vai trò quan trọng trong mối quan hệ này. Tổ chức chuyển và nhận tri

Bảng 3.1: Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm của hình thức liên minh chiến lược

73

thức ở trạng thái đối nghịch nhau về quyền lực, thường thì doanh nghiệp chuyển tri thức ở vị trí cao hơn. Doanh nghiệp chuyển tri thức thường nhận thức nguy cơ rủi ro từ

việc rò rỉ các tri thức không nằm trong danh mục thu nhận, điều họ lo ngại dẫn đến mất lợi thế về cạnh tranh (Norman, 2002). Trong khi nguy cơ này là một thực tế, doanh nghiệp nhận tri thức có thểđối mặt với một rủi ro khác, đó là tri thức mà nó nhận được không hữu ích hoặc chất lượng không cao. Vì vậy, nguồn gốc tin tưởng được xem là yếu tố quan trọng (Ko & ctg, 2005) và điều này liên quan đến niềm tin giữa các tổ

chức. Niềm tin thúc đẩy sự thu nhận tri thức bởi cảm giác an toàn…

Cấu trúc của mối quan hệ giữa các tổ chức đề cập đến hoàn cảnh nơi đó việc thu nhận tri thức xảy ra và các cơ chế thu nhận được thiết lập trong hoàn cảnh đó. Hình thức của các mối quan hệ hợp tác cũng ảnh hưởng đến sự tương tác và thu nhận tri thức giữa các tổ chức (Hagedoorn & Narula, 1996). Các ràng buộc xã hội giữa các thành viên của cùng một tổ chức hoặc giữa các tổ chức khác nhau là đường dẫn tuyệt vời cho dòng chảy tri thức giữa các nơi khác nhau. Các ràng buộc xã hội cũng giúp làm giảm bớt sự

khác biệt văn hóa, có thể là văn hóa quốc gia hay là văn hóa hợp tác, tồn tại giữa các tổ

chức. Như vậy, các yếu tố thuộc nhóm bản chất của mối quan hệ giữa các tổ chức được tóm tắt ở Bảng 3.2. Các yếu tố thuộc bản chất của mối quan hệ giữa các tổ chức (Inter-organizational dynamisms) Tác giả Sức mạnh của các mối quan hệ (Power of relations), Sự tin tưởng cũng như rủi ro trong quan hệ (trust/risks), Các cấu trúc cũng như các cơ chế trong mối quan hệ (structures/mechanisms) và Các ràng buộc xã hội (social ties), Nền tảng tri thức của các tổ chức (Knowledge bases), Cấu trúc (Structure), Các chính sách bồi hoàn (Compensation policies)…

Grant (1996), Argote & ctg (2003), Easterby-Smith & ctg (2008),

Lane & Lubatkin (1998), Zander & Kogut (1995), Becker & Knudsen (2006)

Bảng 3.2: Nhóm các yếu tố thuộc bản chất mối quan hệ giữa các tổ chức (Inter- organizational dynamisms)

74

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)