2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Do hạn chế về thời gian thực hiện nên đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo của nhân viên bán hàng từ năm 2010 – 6/2013 của Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp so sánh chỉ tiêu của kỳ phân tích với chỉ tiêu của kỳ gốc từ đó xác định được những biến động của các chỉ tiêu và đề ra giải pháp khắc phục.
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa chỉ tiêu của kỳ phân tích với chỉ tiêu của kỳ gốc
∆Y = Y1 - Y0 (2.5)
Trong đó:
Y : là trị số chênh lệch giữa hai kỳ phân tích
Y1: là trị số chỉ tiêu của kỳ phân tích
Yo: là trị số chỉ tiêu của kỳ gốc
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, tốc độ phát triển.
Y = [(Y1 - Y0)] / Y0 * 100 (2.6) Trong đó:
Y: phần trăm gia tăng các chỉ tiêu phân tích (%)
Y1: chỉ số chỉ tiêu kỳ phân tích
Y0: chỉ số chỉ tiêu kỳ gốc
- So sánh số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể.
Tỷ trọng của từng bộ phận = (trị số của từng bộ phận / trị số của tổng thể)*100 (2.7)
2.2.2.2 Phương pháp hồi qui tuyến tính
Phân tích hồi qui tuyến tính là một mô hình dự báo thiết lập mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với hai hay nhiều biến độc lập. Trong phần này, chúng ta xét đến một biến độc lập duy nhất. Nếu số liệu là một chuỗi theo thời gian thì biến độc lập là giai đoạn thời gian và biến phụ thuộc thông thường là doanh số bán ra hay bất kỳ chỉ tiêu nào mà ta muốn dự báo.
Mô hình này có công thức: Y = ax + b (2.8)
n∑xy - ∑x∑y
a = (2.9) n∑x2 - (∑x)
∑xy = ∑x2 ∑x2∑y - ∑x∑xy b = (2.10) n∑x2 - (∑x2) ∑y = n Trong đó:
y: Biến phụ thuộc cần dự báo x: Biến độc lập
a: Độ dốc của đường xu hướng b: Tung độ gốc
n: Số lượng quan sát
Sử dụng phương pháp dự báo hồi quy để dự báo nhằm đánh giá số lượng bán bằng tiền hoặc theo đơn vị sản phẩm trong tương lai của công ty. Từ đó, xác định mục tiêu bán hàng cụ thể dựa vào thực tiển. Trên cơ sở đó, đưa ra chỉ tiêu doanh số bán hàng phù hợp cho nhân viên bán hàng.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CPTP BÍCH CHI BÍCH CHI
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi Loại hình Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Vốn điều lệ hiện tại: 50.306.770.000 VND
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh lương thực - thực phẩm Địa chỉ: 45x1 Nguyễn Sinh Sắc, Phường 2, thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: (067)3861910 - 3869589
Fax: (067)3864674
Email: bchi-bfc@hcm.vnn.vn, bfctradeptdt@vnn.vn Wedsite: http://www.bichchi.com.vn
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: số 46 đường 7A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân.
Tel: 84(8)37515241 Fax: 84(8)37515242
Email: vpdd_bchi@yahoo.com.vn
Tiền thân của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi là nhà máy bột Bích Chi một đơn vị chế biến lương thực - thực phẩm thành lập từ năm 1966, là đơn vị sản xuất bột gạo lức, bột đậu các loại cung cấp cho thị trường trong nước. Năm 1977 được chính thức chuyển đổi thành xí nghiệp quốc doanh.
Năm 2001 công ty tham gia Cổ phần hóa để trở thành Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi ngày nay.
Thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, nằm ngay vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, với diện tích nhà xưởng
sản xuất khoảng 33.000 m2
Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi sản xuất và kinh doanh trên 100 sản phẩm, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến các sản phẩm truyền thống nổi tiếng của công ty như: Bột gạo lức, bột dinh dưỡng, hủ tiếu bột lọc và bột đậu các loại...
Với phương châm " Uy tín - Chất lượng - Giá cả cạnh tranh" đã đưa thương hiệu thực phẩn Bích Chi vươn xa, không những đáp ứng nhu cầu của thị trường
nội địa mà sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Hongkong, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, và một số nước Ả Rập...
Cùng với một bộ phận quản lý năng động, cán bộ kỹ thuật giỏi cùng đội ngủ công nhân lành nghề Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi đã được tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng QUACERT chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đã được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ISO 9001:2000, năm 2007 Công ty đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP. Năm 2009 Công ty CPTP Bích Chi chuyển đổi thành công hệ thống quản lý theo ISO 9001:2008.
Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi đã đạt được những danh hiệu cao quý như:
- Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm / Bộ y tế cấp năm 2004.
- Danh hiệu "Danh nghiệp tiềm năng hợp tác quốc tế và hội nhập AFTA" và giải thưởng "Mai vàng hội nhập năm 2005".
- Danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009" do người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra do báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức.
- Và được nhiều bằng khen khác...
3.2 MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY
- Mục tiêu của Công ty là không ngừng nghiên cứu tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ đó, nâng cao vị thế cạnh tranh với phương châm chất lượng là hàng đầu.
- Chức năng: Có hai chức năng chính
+ Sản xuất cung ứng lương thực phẩm, gần 50 năm qua Công ty CPTP Bích Chi là doanh nghiệp luôn khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Công ty đã sản xuất trên 50 chủng loại sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong đó có những sản phẩm truyền thống như bột gạo lức, bột dinh dưỡng, hủ tiếu bột lọc và bột đậu các loại. Bên cạnh đó, công ty còn CPTP Bích Chi còn phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như: cháo gạo lức muối mè, cháo cá, cháo hải sản, bột mè đen, bột năm thứ đậu, các loại bột chế biến sẵn tiện lợi như bột bánh xèo, bột bánh bò,... Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nhịp sống hiện đại như ngày nay, công ty đã sản xuất thêm các sản phẩm chế biến từ bột lọc Sa Đéc như: phở ăn liền, hủ tiếu ăn liền, bún ăn liền,...
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thực phẩm. Phở và hủ tiếu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty. Tuy mới ra đời và chưa nổi tiếng bằng hai mặt hàng trên nhưng bánh phồng tôm của công ty CPTP Bích Chi cũng có nhiều tiềm năng trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty.
3.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, LAO ĐỘNG, MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ 3.3.1 Đặc điểm sản phẩm
Công ty CPTP Bích Chi là công ty sản xuất cung ứng lương thực thực phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thực phẩm. Sản phẩm của công ty Bích Chi có mặt trên toàn quốc với mạng lưới phân phối rộng khắp và phát triển nhất ở các tỉnh miền Nam. Ngoài ra, Công ty còn phát triển thương hiệu ở thị trường nước ngoài, khách hàng chủ yếu của công ty ở các thị trường nước ngoài là người tiêu dùng Việt kiều. Sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất là phở, hủ tiếu và bánh phồng tôm bởi người Việt kiều xa xứ họ rất yêu thích sản phẩm mang hương vị quê hương của Việt Nam.
Với mong muốn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, Công ty Bích Chi luôn nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chất lượng cao. Sản phẩm của công ty CPTP Bích Chi rất đa dạng và phong phú về chủng loại và mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bao bì được thiết kế gọn đẹp, vận chuyển và bảo quản dễ dàng, màu sắc hình ảnh được trình bày sinh động, bắt mắt, thu hút người tiêu dùng.
Sản phẩm của Công ty Bích Chi mang hương vị truyền thống của làng nghề bột lọc truyền thống ở Sa Đéc với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Sản phẩm của công ty chia thành 05 nhóm chính:
- Bánh phồng: Bánh phồng tôm cua, bánh phồng tôm mực,... - Phở - hủ tiếu - bánh tráng
- Bột dinh dưỡng: Bột gạo lức, Bột năm thứ đậu,...
- Sản phẩm ăn liền: Hủ tiếu ăn liền, cháo ăn liền, phở ăn liền,... - Bột gạo: Bột bánh xèo, bột bánh bò,...
Hằng năm, Công ty luôn nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm mới giúp cho người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. Sau đây là một số hình ảnh sản phẩm của công ty:
3.3.2 Đặc điểm lao động
Công ty có đội ngũ lao động trẻ và rất năng động, họ là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có tay nghề cao.
Nguồn: www.bichchi.com.vn
Hiện nay, Công ty có trên 50 cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn, công nhân viên lành nghề, năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm. Trong đó, số nhân viên quản lý là 47 người chuyên về khâu quản lý bán hàng, quản lý sản xuất và quản lý nhân sự, số lao động có tay nghề là trên 400 người. Đây là số lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông.
Sau khi được huấn luyện và cho đi thực tế hiện giờ họ đã nắm được kiến thức cơ bản trong công tác bán hàng, tiếp thị sản phẩm cũng như sản xuất và được áp dụng rất hiệu quả.
3.3.3 Đặc điểm máy móc, thiết bị
Thời gian đầu Công ty đã nhập dây chuyền sản xuất của Trung Quốc và từng bước cải tiến công nghệ bằng cách thay thế các bộ phận tương ứng của Nhật Bản, và đến năm 2006 công ty đã cải tiến thành công dây chuyền sản xuất.
Trong những năm qua, công ty Bích Chi đã chú trọng xây dựng hệ thống nhà xưởng hiện đại, với năng lực sản xuất 10 tấn/ ngày. Bên cạnh việc đầu tư máy móc cho sản xuất công ty còn quan tâm đến môi trường lao động và bảo vệ môi trường. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải do công ty TNHH
CMEC tư vấn thiết kế với công suất 100m3/ ngày, áp dụng hệ thống xử lý chất
3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ghi chú: - KD: Kinh doanh
- KH: Kế hoạch
- TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty CPTP Bích Chi ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Kinh doanh - Kỹ thuật
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Sản xuất - Thiết bị - Công nghệ
Giám đốc nhà máy Bánh phồng tôm Giám đốc nhà máy Bột - Hủ tiếu - Phở Phòng KH vật tư Phòng KD nội địa và tiếp thị Phòng KD xuất khẩu Văn phòng đại diện TP.H CM Phòng kỹ thuật Phòng hành chính kế toán Phân xưởng bánh Phồng tôm Phân xưởng cơ khí Phân xưởng Hủ tiếu Phở Phân xưởng tráng bánh Phân xưởng bột
3.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận
Đại Hội đồng Cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm
tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hằng năm được kiểm toán của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, mức tổ chức, bổ sung và sửa chữa điều lệ công ty, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Hội đồng quản trị có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.
Ban kiểm soát: Là cơ quan có chức năng độc lập với Hội đồng quản trị và
Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty gồm 03 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm.
Ban điều hành: Ban điều hành của Công ty gồm có 01 Tổng giám đốc và
02 Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước Hội đồng quản trị về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.
Văn phòng đại diện:
- Có nhiệm vụ thay mặt công ty tiếp xúc các đối tác trong việc hợp tác kinh tế, liên doanh, liên kết, nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tiếp cận thị trường, bán, giới thiệu sản phẩm, xây dựng đại lý để mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Tiếp nhận hàng hóa của công ty để hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc giao cho các đại lý, khách hàng theo hợp đồng.
- Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc việc đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp ở khu vực TP. HCM.
Phòng Hành chính - kế toán:
- Có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức nhân sự của công ty; theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
- Tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo các số liệu kế toán.
- Tham mưu với Ban Giám đốc về các việc liên quan đến kế toán, thống kê, tài chính phù hợp với điều kiện thực tế và đúng quy định.
- Theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế, phân tích tình hình tài chính không để thất thoát tài sản.
Phòng kinh doanh và tiếp thị:
- Có nhiệm vụ cân đối kế hoạch cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất, xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi công ty đã ký kết.
- Phối hợp với phòng Hành chính - kế toán theo dõi công nợ, các định mức kinh tế kỹ thuật, các hợp đồng kinh tế.
- Tham gia xúc tiến thương mại qua các kỳ hội chợ, phát triển mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Phòng xuất nhập khẩu:
- Lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tham mưu với lãnh đạo tham gia xúc tiến thương mại.
- Tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài.
Phòng kỹ thuật:
- Xem xét và theo dõi các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm
- Đề xuất biện pháp xử lý kỹ thuật khi có biến động về chất lượng nguyên liệu và thành phẩm.
Phân xưởng cơ khí:
- Lập kế hoạch bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị và tổ chức điều hành