Những tồn tại của quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 62)

Pháp luật tố tụng hình sự quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án, tuy nhiên quyền này còn tồn tại một số bát cập ảnh hưởng đến quyền lợi của của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra.

Đối với người bị hại, Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án của họ còn có nhiều mâu thuẫn, cụ thể khoản 1 Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Theo quy định này thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo những gì liên quan đến bản án hoặc quyết định sơ thẩm mà không giới hạn ở mức bồi thường thiệt hại hoặc hình phạt đối với bị cáo như quy định tại đoạn 2 điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự: “người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về phần hình phạt đối với bị cáo”. Thêm vào đó quy định tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Nghị quyết 05/2005 hướng dẫn Điều 231 cũng ghi nhận: “người bị hại, đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại được quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm trong trường hợp người bị hại chết hoặc người bị hại chưa thành niên có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần…”. Theo quy định hướng dẫn cũng cho phép người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm (việc kháng cáo toàn bộ phải thuộc trường hợp người bị hại chết hoặc người bị hại chưa thành niên, có nhược điểm về thể chât hoặc tâm thần). Vì giữa các quy định không có sự thống nhất với nhau nên cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đều chưa hiểu hết nội dung mà Điều luật muốn thể hiện.

Thực tiễn các Tòa án cấp phúc thẩm thường hiểu là người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ được quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, trong đó có thể kháng cáo về hình phạt, mức bồi thường, tội danh đến Điều luật áp dụng…Như vậy những gì trong bản án sơ thẩm thể hiện người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ không đồng ý với một trong những nội dung trên thì họ đều nghĩ mình có thể kháng cáo.68 Ví dụ thực tế, không đồng tình với bản án trong vụ “Giết người” và “Hủy hoại tài sản” mà bị cáo là con dâu trong nhà - Nguyễn Thị Thuận, bố mẹ của nạn nhân đã kháng cáo, vụ án do bị cáo Nguyễn Thị Thuận cùng hai đồng phạm thực hiện đã làm hủy hoại căn nhà và 3 người chết. Gia đình nạn nhân đã kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của Toà án Quân

68 Đinh Văn Quế, Phạm vi kháng cáo của người bị hại tới đâu,

http://www.fdvn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=723%3Aphm-vi-khang-cao-ca-ngi-b-hi-ti- au&catid=2%3Ax-phuc-thm-v-tan-hoang-phat-khong-hy-an-la-sai&Itemid=18&lang=en, [Ngày truy cập

GVHD: Trần Hồng Ca 56 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

sự Thủ đô Hà Nội.69 Và cũng từ sự giải thích không thống nhất của hai quy định trên đã không thể hiện được sự rõ ràng khi thể hiện quyền được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra.

3.2.3.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

Đối với người bị hại, cần có hướng dẫn cụ thể hơn để có cách hiểu đúng đắn của

những quy định về quyền kháng cáo của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ, giúp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án được khách quan, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Thống nhất áp dụng quy định tại đoạn 2 điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: “…kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như phần hình phạt đối với bị cáo”. Ngoài ra đề nghị sửa Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Nghị quyết 05/2005 hướng dẫn Điều 231 cho phù hợp với quy định tại đoạn 2 điểm e khoản 2 Điều 51. Bởi vì trong toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án sẽ có những phần không liên quan đến ngươi bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ như: quyết định xử lý vật chứng, quyết định về án phí… Ngoài ra trong trường hợp vụ án có nhiều người bị hại mà bị hại nào cũng kháng cáo toàn bộ bản án sẽ giải quyết ra sao.

Ngoài ra để bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ trong quy định về quyền được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án, đòi hỏi Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ hiểu. Bên cạnh đó đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải được đào tạo kiến thức pháp lý vững vàng, có đạo đức chuyên môn, phải nghiêm minh, công bằng, khách quan từ khi tiếp nhận vụ án cho tới khi ra bản án. Đảm bảo đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

3.2.4. Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập

3.2.4.1. Những hạn chế của nghĩa có mặt theo giấy triệu tập của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra

Bên cạnh việc quy định cho người bị thiệt hại do tội phạm gây ra khi tham gia vào tố tụng hình sự có các quyền như đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra... thì Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuy nhiên Bộ luật tố tụng hình sự không hề có quy định nào đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ này của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Vấn đề đặt ra là khi người bị thiệt

69Gia đình bị hại vụ cô giáo thiêu cả nhà anh chồng kháng cáo, Zing.vn, 2010, http://news.zing.vn/Gia-dinh-bi-hai- vu-co-giao-thieu-ca-nha-anh-chong-khang-cao-post91004.html, [Truy cập ngày 16/11/2014].

GVHD: Trần Hồng Ca 57 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

hại do tội phạm gây ra đã được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận tư cách tham gia tố tụng là người bị hại, nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự, nhưng khi được triệu tập thì họ vắng mặt không có lý do chính đáng thì họ phải chịu những chế tài như thế nào. Về mặt khoa học pháp lý thì rõ ràng Bộ luật tố tụng hình sự thiếu những quy định mang tính chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ này.

Ví dụ Chiều 12-8-2009, trên đường chở mẹ chồng đi khám bệnh, xe môtô của Nguyễn Thị Lợi đã va chạm với xe môtô của Trà Xuân Ngân. Hậu quả, mẹ chồng Lợi chết sau khi đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lợi bị thương tật 47%. Hai người đi xe môtô của Ngân bị thương phải đi cấp cứu. Lợi làm đơn gửi Công an huyện Ninh Sơn yêu cầu giải quyết. Ngày 20-5-2009, Công an huyện Ninh Sơn có thông báo gửi Lợi với nội dung “không khởi tố vụ án vì xét Lợi có lỗi nhưng do gia đình thiệt hại nặng nên xét thấy không cần thiết khởi tố”. Lợi tiếp tục khiếu nại đến Công an huyện Ninh Sơn và Công an tỉnh Ninh Thuận. Bất ngờ, ngày 2-2, Lợi bị khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Hai tháng sau, Viện kiểm sát nhân dân huyện có cáo trạng truy tố Lợi ra trước tòa về tội danh trên. Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn đã hai lần mở phiên tòa xét xử nhưng một trong hai người bị hại là người ngồi sau xe của Ngân liên tục vắng mặt. Lần đầu tiên, tòa hoãn xử do xét thấy việc người bị hại vắng mặt sẽ ảnh hưởng tính khách quan của vụ án. Gần đây nhất, ngày 17-8, Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn đưa vụ án ra xét xử. Một lần nữa tòa phải hoãn phiên tòa do bị hại là người ngồi sau xe của Ngân lại vắng mặt. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho biết lần này tòa sẽ hoãn, lần tới nếu người bị hại cố tình vắng mặt sẽ bị dẫn giải.Tuy nhiên về việc dẫn giải người bị hại, một số chuyên gia pháp lý cho biết Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành chỉ quy định dẫn giải người làm chứng chứ chưa thấy quy định dẫn giải người bị hại nên việc này khó thi hành.70 Có thể thấy việc chưa có chế tài đảm bảo cho nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nói chung và cụ thể trong trường hợp trên là trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập của người bị hại ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy cần có những biện pháp nghiêm khắc hơn để đảm bảo nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra.

3.2.4.2. Những hạn chế góp phần hoàn thiện quy định về nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra

Xuất phát từ những hạn chế trên, pháp luật tố tụng hình sự cần bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 51 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: Người bị hại, nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Nếu vắng mặt không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại

70

Nguyên Trường, Người bị hại, vắng mặt có bị dẫn giải, Báo pháp luật, 2010, http://plo.vn/toa-an/nguoi-bi-hai-

GVHD: Trần Hồng Ca 58 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải. Với chế tài “dẫn giải” sẽ góp phần tạo điều kiện cho vụ án được xét xử nhanh chóng, kịp thời, để người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình, góp phần đảm bảo tính tôn nghiêm của pháp luật.

3.2.5. Nghĩa vụ khai báo của người bị hại

3.2.5.1. Những hạn chế của nghĩa vụ khai báo

Trong khoản 4 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 có quy định “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 Bộ luật hình sự”. Quy định này tương tự như đối với người làm chứng được quy định tại Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự, tuy nhiên đối với những người tham gia tố tụng khác thì luật không quy định họ có nghĩa vụ này điều này có nghĩa là khi họ có hành vi từ chối khai báo cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự như đối với người bị hại, người viết cho rằng việc quy định người bị hại từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 308 Bộ luật tố tụng hình sự là quy định không mang tính khả thi:71 Bỡi lẽ luật quy định họ có quyền từ chối khai báo khi có lý do chính đáng nhưng lý do chính đáng là như thế nào thì lại không được hướng dẫn rõ ràng, bên cạnh đó quy định người bị hại (là người bị thiệt hại do tội phạm gây ra) tuy nhiên quy định họ có thể bị buộc tội từ chối khai báo nhưng đối với bị can, bị cáo lại không quy định trường hợp này như vậy liệu có công bằng. Người bị hại có thể khai báo hoặc không khai báo các thiệt hại của mình do hành vi phạm tội gây ra. Có nghĩa là họ không thực nghĩa vụ chứng minh thiệt hại để yêu cầu Tòa án buộc bên gây ra thiệt hại phải bồi thường, vấn đề này không thuộc lĩnh vực điều chỉnh của luật tố tụng hình sự vì vậy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Hơn thế nữa trong thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự chưa có trường hợp nào người bị hại bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo theo Điều 308 Bộ luật hình sự càng chứng minh rõ hơn quy định này không có tính khả thi.

3.2.5.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện quy định về nghĩa vụ khai báo của người bị hại

Mặc dù quy định trên không có tính khả thi tuy nhiên khó có thể loại bỏ quy định này, vì quyền của công dân bao giờ cũng gắn với nghĩa vụ của họ, việc khai báo của người bị hại cũng góp phần làm sáng tỏ sự thật vụ án.72 Người viết đề nghị cần phải giải thích rõ như thế nào là lý do chính đáng đồng thời sửa sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: Nếu người bị hại từ chối khai báo những vấn đề liên

71

Nguyễn Quang Lộc, Bộ luật tố tụng hình sự - một số vướn mắc và kiến nghị sửa đổi bổ sung, Tạp chí Tòa án nhân

dân, số 11, 6/2013.

GVHD: Trần Hồng Ca 59 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

quan đến việc xác định tội phạm mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 Bộ luật tố tụng hình sự.

Ngoài các đề xuất được nêu trên thì người viết đề xuất thêm một số kiến nghị nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Tại Điều 135, Điều 137, Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đều quy định trách nhiệm của Điều tra viên, chủ tọa phiên tòa giải thích quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng và việc giải thích phải được ghi vào biên bản ghi lời khai, biên bản phiên tòa. Tuy nhiên, Chương IV (người tham gia tố tụng) của Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được giải thích về quyền và nghĩa vụ còn trong các điều luật về những người tham gia tố tụng khác như: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng thì không xác định đây là một trong những quyền của người tham gia tố tụng. Điều này có nghĩa là pháp luật không quy định quyền cho người tham gia tố tụng nhưng lại ràng buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thực hiện quyền. Để thống nhất giữa các quy định của pháp luật, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nói chung và của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nói riêng cần sửa đổi quy định pháp luật theo hướng bổ sung quyền được giải thích về nghĩa vụ của người tham gia tố tụng trong đó có người bị thiệt hại do tội phạm gây ra vào các Điều luật tại chương IV Bộ luật tố tụng hình sự.

Tóm lại, việc hoàn thiện quy định của pháp luật về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra và đại diện hợp pháp của họ trong tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng, cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại do tội phạm gây, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)