Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 26)

Tại điểm a khoản 2 Điều 51 và điểm a khoản 2 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định người bị hại và nguyên đơn dân sự hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền “đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”. Mặc dù tại Điều 10 Bộ luật này cũng đã quy định việc làm rõ chứng cứ và tìm ra sự thật khách quan của vụ án thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên để chứng cứ trong vụ án được thu thập đầy đủ và chính xác hơn thì pháp luật cũng quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu để chứng minh hành vi phạm tội, chứng minh cho những thiệt hại mà họ phải gánh chịu do tội phạm gây ra.

Các tài liệu, đồ vật mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền cung cấp có thể sẽ trở thành chứng cứ trong vụ án, những tài liệu, đồ vật đó có thể là những vật là công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội,23 hoặc các tài liệu, đồ vật khác … Bên cạnh đó họ còn có quyền đưa ra những yêu cầu như yêu cầu triệu tập thêm người người làm chứng, yêu cầu người giám định lại, giám định bổ sung (giám định tỉ lệ thương tật hoặc những giám định khác) và những yêu cầu có liên quan đến vụ án. Ví dụ, trường hợp người bị thiệt hại do tội phạm

GVHD: Trần Hồng Ca 20 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

gây ra có quyền yêu cầu trưng cầu giám định lại khi có nghi ngờ kết quả giám định là không đúng với thiệt hại thực tế mà tội phạm đã gây ra cho mình quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật tố tụng hình sự.

Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ có thể thực hiện quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu ở những giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng như giai đoạn điều tra truy tố hoặc xét xử tại phiên tòa. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách khách quan để xác định tài liệu, đồ vật đó có phải là chứng cứ mà vụ án cần đến hay không, có giá trị hay không để góp phần xem xét giải quyết vụ án. Việc xem xét còn tránh trường hợp bỏ sót tài liệu, đồ vật, yêu cầu có ý nghĩa là sáng tỏ sự thật vụ án.

Bên cạnh đó quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra còn được quy định tại khoản 2 Điều 65 và Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể như sau trong giai đoạn thu thập chứng cứ, khoản 2 điều 65 quy định “Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án” còn trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa thì Điều 205 quy định “Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không…”. Pháp luật quy định để người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có thể phát huy tối đa quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của mình trong nhiều giai đoạn tố tụng, đặc biệt tại phiên tòa người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ còn có quyền triệu tập thêm người làm chứng để chứng minh cho sự thiệt hại của mình, các yêu cầu này sẽ được Tòa án xem xét giải quyết đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra.

Ví dụ thực tế về quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra: Quyền yêu cầu trưng cầu giám định lại của người bị hại. Trong vụ án cố ý gây thương tích diễn ra ở Phương Mai (Hà Nội), bị cáo Dương Hồng Dũng dùng búa tạ đập nhiều lần vào đầu anh Vũ Hồng Phong khiến nạn nhân bị thương. Theo kết quả giám định của tổ chức giám định pháp y Trung ương, anh Phong bị tổn hại 44% sức khỏe. Người bị hại yêu cầu được giám định lại lần nữa và tổ chức giám định pháp y Quân đội kết luận là 76%. Căn cứ vào kết quả giám định lần 2, Tòa tuyên phạt Dương Hồng Dũng 15 năm tù.24 Qua vụ án ta thấy nếu như người bị hại không yêu cầu giám định lại tỉ lệ vết thương do tội phạm gây ra thì tổ chức giám định pháp y Trung ương đã kết luận người bị hại bị tổn hại 44% sức khỏe, rõ ràng không đúng với mức thiệt hại thực tế mà người bị

24 Pháp luật,„Khoảng trống‟ trong giám định thương tật, Báo Vnexpress, 2004, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-

GVHD: Trần Hồng Ca 21 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

hại phải gánh chịu. Do đó việc yêu cầu giám định lại tỉ lệ thương tật của người bị hại trong vụ án này là chính xác đảm bảo cho vụ án được giải quyết đúng đắn tránh bỏ lọt tội phạm. Theo quy định tại điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 nếu nạn nhân bị thương tật 44% thì bị cáo chỉ nhận khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù, còn tỉ lệ thương tật là 76% thì mức án tăng lên 5 đến 15 năm tù. Nếu quyền yêu cầu trưng cầu giám định lại của người vị hại không được phát huy thì kết quả vụ án đã khác, quyền lợi của người bị hại bị ảnh hưởng. Chính vì lẽ đó mà các cơ quan tiến hành tố tụng cần thận trọng trong việc xác định tỉ lệ thương tật do tội phạm gây ra để tránh oan sai cho người vô tội và bỏ lọt tội phạm.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 26)