Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, ngườ

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)

dịch

Người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là các chủ thể góp phần quan trọng trong hoạt động tố tụng. Người tiến hành tố tụng tiến hành các hoạt động của mình nhằm mục đích chứng minh sự thật vụ án, còn đối với người giám định, người phiên dịch vai trò của họ cũng không kém phần quan trọng họ góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án, tạo điều kiện cho vụ án được xét xử thuận lợi nhanh chóng. Do đó để vụ án được xét xử công bằng chính xác, khách quan không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội thì đòi hỏi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch phải đảm bảo sự vô tư trong khi làm nhiệm vụ của mình. Phải tôn trọng pháp luật, tôn trọng sự thật vụ án, sự vô tư của họ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên trong những trường hợp có lý do cho rằng họ không vô tư hoặc không khách quan trong khi làm nhiệm vụ thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định người phiên dịch, được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 51 và điểm c khoản 2 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định người tiến hành tố tụng bao gồm: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án”. Thấy được vai trò, tầm quan trọng của các chủ thể này cùng người giám định, người phiên dịch Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định đảm bảo sự vô tư của họ thành một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng cụ thể như sau: “Người tiến hành tố tụng không được tiến hành tố tụng hoặc người giám định, người phiên dịch không được tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể

25

Du Du, Vụ ông bố đồi bại: làng quê chấn động với kết quả giám định AND, Tin247.com, 2014,

http://www.tin247.com/vu_ong_bo_doi_bai_lang_que_chan_dong_voi_ket_qua_giam_dinh_adn-6-23091649.html, [Ngày truy cập 22/9/2014].

GVHD: Trần Hồng Ca 23 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình”. Theo quy định này thì các chủ thể nêu trên sẽ không được tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng, bản thân họ sẽ phải từ chối tiến hành tham gia tố tụng hoặc bị đề nghị thay đổi.

Để đảm bảo thực thi quyền thay đổi người tiến hành tố tụng của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự quy định các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng. Theo đó người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo; Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó; Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Đồng thời để giải thích rõ hơn cho quy định này Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định chung trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại khoản 4 mục 1 Nghị quyết quy định như sau: “Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Bị can, bị cáo.

Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế...Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau”.

GVHD: Trần Hồng Ca 24 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Bên cạnh đó luật cũng đã quy định những đối tượng có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng và các trường hợp cụ thể của từng người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi tiến hành tố tụng được quy định từ Điều 43 đến Điều 47 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra nếu người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định không vô tư khách quan trong quá trình giải quyết vụ án mà họ không từ chối cũng không bị thay đổi thì người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có quyền đề nghị thay đổi để vụ án được xét xử khách quan, đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra.26

Nếu quyền đề nghị thay đổi này không được đảm bảo thì quyền và nghĩa vụ của những người bị thiệt hại và các bên tham gia tố tụng sẽ không được đảm bảo, người giám định, người phiên dịch nếu không đảm bảo được sự khách quan thì có thể dẫn đến sai lệch kết quả vụ án, có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giải quyết vụ án.

Tóm lại quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nhằm bảo vệ quyền lợi của họ góp phần đảm bảo sự thật khách quan của vụ án. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng và pháp luật tố tụng hình sự nói chung.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)