Nội quy phiên tòa là những quy tắc xử sự tại phiên tòa được quy định tại Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đồng thời đã được hướng dẫn cụ thể tại thông tư 01/2014/TT-CA Thông tư ban hành nội quy phiên tòa của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nội quy này được áp dụng đối với tất cả những người có mặt tại phiên tòa (gồm người tham gia và người tham dự phiên tòa) nhằm đảm bảo trật tự, tạo điều kiện cho việc xét xử được khách quan và trang nghiêm.45 Đồng thời đảm bảo về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm cho những người tham gia phiên tòa vì vậy mà pháp luật quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra và tất cả những người có mặt tại phiên tòa nói chung phải tuân thủ nội quy phiên tòa.
Việc thực hiện nghĩa vụ tuân thủ nội quy phiên tòa là nghĩa vụ rất quan trọng của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra vì hoạt động xét xử diễn ra tại phiên tòa của Cơ quan tiến hành tố tụng là hoạt động nhân danh Nhà nước thể hiện tính trang nghiêm của pháp luật. Vì vậy khi tham gia phiên tòa người bị thiệt hại do tội phạm gây ra tuyệt đối phải chấp hành nghĩa vụ này.
Nội dung của nội quy phiên tòa được quy định tại Điều 197 Bộ luật tố hình sự, việc phổ biến nội quy phiên tòa được Thư ký Tòa án thực hiện trước khi bắt đầu phiên tòa. Mọi người trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Mọi người trong phòng xử án được trình bày ý kiến và muốn được trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, từ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày. Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập để xét hỏi.
Đối với những trường hợp người bị thiệt hại do tội phạm gây ra vi phạm trật tự tại phiên tòa thì tùy trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ.46 Vì vậy khi tham gia phiên tòa người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nói riêng và những người có mặt tại phiên tòa nói chung phải tuân thủ nội quy phiên tòa, chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa để góp phần đảm bảo vụ án được xét xử khách quan và thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật.
45
Nguyễn Ngọc Anh, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009,
tr.422.
GVHD: Trần Hồng Ca 41 SVTH: Huỳnh Thị Trâm