Quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 31)

Quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường là quyền thể hiện bản chất dân sự trong vụ án hình sự, đây là quyền mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình với mong muốn với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu được người phạm tội bù đắp một khoản giá trị tương xứng với những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu.

Tại điểm d khoản 2 Điều 51 và điểm d khoản 2 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bị hại và nguyên đơn dân sự được quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường. Bởi lẽ, họ là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra, vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra, bù đắp những thiệt hại mà họ phải gánh chịu nên pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã quy định họ được quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường. Ngoài ra thông qua quyền này còn thể hiện được tính khách quan công bằng trong việc giải quyết vụ án, góp phần ngăn chặn việc tội phạm có thể tẩu tán tài sản để không phải bồi thường thiệt hại.

Quyền này của nguời bị thiệt hại do tội phạm gây ra được đảm bảo bởi nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cũng tương tự như bồi thường thiệt hại trong dân sự, chúng chỉ khác nhau ở cơ sở phát

26 Nguyễn Ngọc Chí, Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định trong tố

GVHD: Trần Hồng Ca 25 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

sinh và chủ thể gây thiệt hại. Thiệt hại trong vụ án dân sự phát sinh chủ yếu do vi phạm hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, còn thiệt hại trong vụ án hình sự phát sinh là do hành vi phạm tội mà ra. Chính vì vậy vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có phần đặc biệt hơn so với bồi thường thiệt hại trong dân sự. Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có thể được tiến hành đồng thời với việc giải quyết trách nhiệm hình sự hoặc tách ra thành vụ án dân sự thông thường. Nếu vấn đề dân sự được tách ra thành vụ án dân sự thông thường, cách thức bồi thường sẽ được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu nó được giải quyết đồng thời với trách nhiệm hình sự thì phải được quyết định cùng với bản án hình sự.

Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra ngoài việc góp phần chứng minh tội phạm thì họ tham gia tố tụng hình sự còn với mục đích là yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường và khắc phục những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Về nguyên tắc thì “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”.27

Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị mức bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế mà họ phải gánh chịu. Đối với tài sản bị xâm hại thì người bị thiệt hại có quyền được bồi thường: Tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.28 Đối với thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại thì mức đề nghị sẽ dựa trên: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất...29 Trong trường hợp thiệt hại do tính mạng bị xâm hại thì mức đề nghị sẽ dựa trên: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí hợp lý cho việc mai táng…30

. Đối với loại thiệt hại về tinh thần thì khó có thể xác định được mức độ thiệt hại để bồi thường cho hợp lý. Tuy nhiên vẫn phải tính toán thành những khoản giá trị tương ứng để bồi thường cho người bị thiệt hại. Có thể là bồi thường một khoản chi phí để công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng, chi phí hợp lý để khắc phục, hạn chế thiệt hại…31

. Tuy nhiên không phải lúc nào mức đề nghị bồi thường mà người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ đưa ra đều được chấp nhận. Bởi vì người bị thiệt hại do tội phạm gây ra và người gây ra thiệt hại không được phép thỏa thuận mức bồi thường như trong dân sự, cho nên nếu người bị thiệt hại và người gây ra thiệt hại đã thỏa thuận một mức bồi thường và người bị thiệt hại đề nghị bồi thường như đã thỏa thuận trước đó, nhưng mức thỏa thuận này không giống thiệt hại trên thực tế thì Hội đồng xét xử có thể không đồng ý. Bởi vì Tòa án thường căn cứ vào kết quả điều tra và xác minh của Cơ quan điều tra cũng như kết quả xét xử tại phiên tòa để xác định mức bồi thường.

27 Điều 605, Bộ luật dân sự 2005.

28 Điều 608, Bộ luật dân sự 2005.

29

Điều 609, Bộ luật dân sự 2005.

30 Điều 610, Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: Trần Hồng Ca 26 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Ngoài việc được đề nghị mức bồi thường thì pháp luật cũng quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây còn có quyền đề nghị các biện pháp bảo đảm bồi thường, người bị thiệt hại được quyền đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thực tế bị cáo hoặc người dại diện hợp pháp của bị cáo không có khả năng thực hiện hết nghĩa vụ bồi thường.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 31)