Thực trạng và những tồn tại của khái niệm người bị hại

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 52)

Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nói chung và người bị hại nói riêng là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội gây ra. Vì vậy việc xác định chủ thể bị thiệt hại để quyền lợi của họ được bảo vệ là vấn đề quan trọng, Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra” theo quy định này thì người bị hại được hiểu chỉ có thể là cá nhân. Nhưng trong tình hình thực tế hiện nay vấn đề đặt ra là khi cơ quan, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại thì có được xem là người bị hại hay không. Vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau tuy nhiên khái quát lại có hai loạt ý kiến như sau:54

Ý kiến thứ nhất cho rằng người bị hại chỉ có thể một con người cụ thể; cơ quan hoặc

tổ chức không thể là người bị hại. Quan điểm này xuất phát từ nhận thức rằng Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản…” chứ không quy định người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại. Bên cạnh đó việc luật quy định thiệt hại ở người bị hại bao gồm thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra, mà thể chất, tinh thần chỉ có thể gắn liền với con người cụ thể. Thiệt hại này không thể xảy ra đối với cơ quan, tổ chức dù cơ quan, tổ chức có bị thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra. Đây là cách hiểu truyền thống và

GVHD: Trần Hồng Ca 46 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

được áp dụng đới với Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự.

Ý kiến thứ hai cho rằng người bị hại không chỉ có cá nhân mà còn có cơ quan, tổ

chức. Theo cách hiểu này sẽ hợp lý hơn vì về mặt hình thức, mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự quy định “người bị hại là người bị thiệt hại..” nhưng ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu từ “người” theo nghĩa rộng bao gồm cả cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tương tự trường hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, mặc dù Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự quy định là “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan” song trên thực tế người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm cả cá nhân, cơ quan, tổ chức.55 Về bản chất, xác định người bị hại không chỉ là cá nhân mà còn có cơ quan, tổ chức sẽ đảm bảo được sự công bằng trong trường hợp các chủ thể này cùng bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Nếu xem người bị hại chỉ có thể là cá nhân thì sẽ có trường hợp các chủ thể cùng bị hành vi phạm tội gây ra thiệt hại về vật chất nhưng cá nhân bị thiệt hại thì được xác định là người bị hại, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại thì được xác định là nguyên đơn dân sự khi họ có yêu cầu. Từ những phân tích trên ta thấy quan điểm thứ hai hợp lý hơn đó là nên thừa nhận cơ quan, tổ chức là người bị hại trong trường hợp bị tội phạm trực tiếp xâm hại. Vì khi cơ quan, tổ chức bị tội phạm trực tiếp xâm hại nhưng khi này họ chỉ được xác định tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự trong khi quyền lợi của hai chủ thể này khác nhau. Nguyên đơn dân sự sẽ bị hạn chế một số quyền so với người bị hại (nguyên đơn dân sự phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, họ không có quyền kháng cáo về phần hình phạt đối với bị cáo…) điều này không chỉ không đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể cùng bị thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra, mặt khác là phát sinh một số vấn đề gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án hình sự. Ví dụ trường hợp cơ quan, tổ chức bị thiệt hại mà tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, nếu cơ quan, tổ chức đó không có đơn yêu cầu thì họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì, tài sản Nhà nước liệu có được bảo vệ. Cơ quan, tổ chức bị thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra và cá nhân bị thiệt hại gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra đều được xác định là nguyên đơn dân sự liệu có hợp lý. Hoặc rường hợp cơ quan, tổ chức không chỉ bị xâm hại về tài sản mà còn bị hành vi phạm tội gây thiệt hại về thương hiệu, uy tín trong kinh doanh… nhưng cơ quan, tổ chức đó chỉ tham gia tố tụng khi có đơn yêu cầu vậy quyền và lợi ích của họ có được đảm bảo.

Từ những bất cập về mặt pháp lý của khái niệm người bị hại đã dẫn đến việc trên thực tế cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng của người bị hại. Cụ thể trong hai trường hợp sau đây:

Thứ nhất, vụ việc xảy ra tại Tổng công ty Vàng Agribank (xét xử sơ thẩm tháng

55 Lê Thúy Nga, Một số vấn đề về người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam,

GVHD: Trần Hồng Ca 47 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

5/2013), Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kết luận Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam là người bị hại, buộc bị cáo Nguyễn Tuấn Anh phải thanh toán lại cho Tổng Công ty vàng Agribank số tiền 6.464.970.000 đồng và sau đó Tổng Công ty vàng Agribank phải bồi thường lại cho 6 khách hàng gửi vàng với số tiền tương ứng nói trên. Tuy nhiên Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm lại tuyên 6 khách hành gửi vàng mới là người bị hại, Nguyễn Tuấn Anh chiếm đoạt số vàng trên là chiếm đoạt của 6 khách hàng gửi vàng chứ không phải của Tổng Công ty Vàng Agribank. Mặc dù vậy tại phiên tòa phúc thẩm, người bị hại cuối cùng lại được xác định là Tổng Công ty Vàng Agribank.56

Thứ hai, vụ án phát hành, bão lãnh và chiếm đoạt 12 tỷ đồng của 3 bị cáo Đặng, Tín,

Hiểu ở ngân hàng Maritime Bank Hà Nội (xét xử tháng 3/2012), các tình tiết hoàn toàn tương tự về mặt bản chất so với trường hợp thứ nhất. Hai nhân viên ngân hàng Maritime Bank bị truy tố vì tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên trong vụ án này, kết luận cuối cùng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên người bị hại là chị Nguyễn Ngọc B, người đã cho bị cáo “thuê” 12 tỷ đồng để làm thủ tục bảo lãnh chứ không phải là ngân hàng Maritime Bank.57

Bên cạnh đó việc xác định tư cách người bị hại trên thực tế cũng có những bất cập, việc xác định sai tư cách của người bị hại xảy ra đó là xác định nhằm tư cách người bị hại là do người tiến hành tố tụng chỉ quan tâm tới nhiệm vụ trọng tâm của vụ án hình sự là tội phạm và hình phạt, không quan tâm hoặc cẩu thả trong thu thập chứng cứ chứng minh người bị hại, bỏ qua khâu kiểm tra, xác minh chứng cứ về người bị hại.58

Ví dụ, vụ án cố tình gây thương tích tại Kon Tum, ngày 16/8/2012 đã “xác định nhằm” người bị hại. Diễn biến vụ án cho thấy, ngày 16/8/2012 xảy ra vụ cố ý gây thương tích nghiêm trọng tại địa bàn thành phố Kon Tum. Qua truy xét, đã xác định được danh tính của 6 bị can và 1 người bị hại. Tại văn bản số 200 ngày 17/8/2012, ghi quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật đối với người bị hại Bạch Đăng Sang. Tuy nhiên trong bản kết luận thương tật, Hội đồng giá định pháp y khoa bệnh viện tỉnh Kon Tum kết luận: thương tật tạm thời của đương sự Nguyễn Thanh Lâm là 33%. Dựa vào bản kết luận thương tật này, ngày 11/12/2012 Cơ quan điều tra Công an thành phố Kon Tum đã ra bản kết luận điều tra số 15/KLĐT đề nghị truy tố 6 bị can như đã nêu về tội cố ý gây

56 Vũ Văn Tiến,“Bắc thang hỏi ông trời vì sao gửi gia tài cho Chi nhánh vàng Agribank Hà Đông, Báo Dân Trí,

2013, http://dantri.com.vn/phap-luat/bac-thang-hoi-ong-troi-vi-gui-gia-tai-cho-chi-nhanh-vang-agribank-ha-dong- 775080.htm, [Truy cập ngày 16/11/2014].

57 Hoàng Duy, Chuyên trang tài chính - thông tin vàng, Bị lợi dụng để lừa đảo, Maritime Bank lại từ chối làm bị hại,

http://igi.com.vn/Bi-loi-dung-de-lua-dao-Maritime-Bank-lai-tu-choi-lam-bi-hai_5_7185.aspx, [Truy cập ngày 16/11/2014].

GVHD: Trần Hồng Ca 48 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

thương tích người bị hại là Bạch Đăng Sang. 13h30’ ngày 9/4/2013, Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum tiến hành xét xử vụ án. Tuy nhiên đến hơn 14h30’ vẫn chưa thể bắt đầu vì không có người bị hại. 15h cùng ngày chủ tọa phiên tòa đã tuyên hoãn phiên xét xử với lý do không tìm thấy bị hại Bạch Đăng Sang. Tỉ lệ thương tật ghi trong bản kết luận điều tra là của Nguyễn Thanh Lâm, không phải là người bị hại của vụ án.59

Một ví dụ khác về việc xác định sai tư cách tham gia tố tụng của người bị hại đó là vụ án Trần Phước Toàn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 7 tỷ đồng của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 gửi tại ngân hàng Sacombank, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong phiên tòa sơ thẩm ngày 30/21/2011 đã tuyên Sacombank là người bị hại, tuy nhiên đến phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã kết luận Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 mới là người bị hại.60 Việc xác định sai tư cách tham gia tố tụng của người bị hại trong trường hợp trên ảnh hưởng đến quyền lợi không chỉ của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng mà còn của cả ngân hàng Sacombank.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)