3.2.1. Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
3.2.1.1. Những tồn tại của quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra do tội phạm gây ra
Việc pháp luật quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu là hoàn toàn chính đáng. Bởi lẽ, cùng với cơ quan tiến hành tố tụng thì người bị thiệt hại do tội phạm gây ra cũng là một chủ thể của hoạt động chứng minh (chứng minh thiệt hại và tổn thất của mình). Tài liệu, đồ vật mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra cung cấp là một trong những loại nguồn để xác định chứng cứ. Tuy nhiên, việc xem xét các tài liệu, đồ vật này có phải là chứng cứ hay không lại phụ thuộc vào ý chí của những người tiến hành tố tụng bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ có quyền cung cấp tài liệu, đồ vật chứ không có quyền thu thập chứng cứ. Hiện nay là pháp luật chưa quy định cụ thể việc các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét các tài liệu, đồ vật này bằng thủ tục nào. Do đó, khi cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật mà không được chấp nhận là chứng cứ thì họ không biết được lý do vì sao, phải giải thích như thế nào khi các tài liệu, đồ vật này không được công nhận là chứng cứ.
Một nguyên nhân nữa làm cho quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra không được đảm bảo là do cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng chưa xem trọng quyền này của họ. Vì theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan điều tra, truy tố mới có quyền thu thập chứng cứ nên họ cho rằng việc thu thập của mình là hoàn toàn đúng đắng và đã thu được đầy đủ nên không cần xem trọng những gì mà người tham gia tố tụng cung cấp. Mặt khác do trình độ nhận thức, trình độ pháp luật của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra còn hạn chế, họ chưa ý thức được vai trò và quyền lợi của mình nên họ không tích cực đưa ra yêu cầu và cung cấp tài liệu, đồ vật.
Thực tiễn cho thấy rằng rất ít trường hợp người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được thực hiện quyền này. Đa số Hội đồng xét xử quan niệm rằng, chứng cứ có tại hồ sơ đã đầy đủ, có thể những người tham gia tố tụng vắng mặt nhưng đã có lời khai rõ ràng tại hồ sơ, hoặc người bị thiệt hại do tội phạm gây ra luôn có xu hướng yêu cầu xử lý thật nghiêm khắc đối với bị cáo nên đưa ra những yêu cầu không chính đáng,… Thế nên tài liệu, đồ vật, yêu cầu mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra đưa ra chưa được quan tâm đúng mức, mà đặc biệt là đối với tài liệu, đồ vật, yêu cầu của nguyên đơn dân sự. Một ví dụ thực tế đã có trường hợp bồi thường cho nguyên đơn dân sự không thỏa đáng. Ví dụ: vụ án hình sự liên quan của một công ty ở thành phố Hồ Chí Minh bị thủ quỹ dùng các khoản chi khống để thu lợi cho riêng mình, kết quả là công ty bị thiệt hại trên 1,5 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã vào cuộc và chứng minh được thiệt hại của công ty là 1 tỷ
GVHD: Trần Hồng Ca 52 SVTH: Huỳnh Thị Trâm
đồng, khoản còn lại công ty đã đưa ra giấy tờ chứng minh. Tuy nhiên do xem nhẹ tài liệu do phía công ty đưa ra nên Cơ quan điều tra đã phớt lờ và không xem xét phần thiệt hại còn lại. Vì vậy dẫn đến việc Tòa án bồi thường không thỏa đáng, hậu quả là vụ án được xét xử lại nhiều lần. Cuối cùng việc thực hiện điều tra lại theo quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định thủ quỹ công ty phải bồi thường cho công ty 1,5 tỷ đồng.64 Từ ví dụ trên cho thấy quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của nguyên đơn dân sự chưa thật sự được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế. Đồng thời cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cần tôn trọng thực thi quyền này của người bị hại để