Không được từ chối khai báo

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 46)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự. Còn đối với nguyên đơn dân sự thì khoản 3 Điều 52 Bộ luật này quy định họ có nghĩa vụ trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại. Với mục đích tìm ra sự thật vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra cho nên việc cung cấp lời khai của người bị hại là rất cần thiết vì vậy mà pháp luật quy định họ không được từ chối khai báo.

Từ chối khai báo được hiểu là hành vi của nguời bị hại không thực hiện việc khai báo trước cơ quan có thẩm quyền hoặc trốn tránh để không phải thực hiện nghĩa vụ đó. Theo quy định của pháp luật không có nghĩa là bắt buộc người bị hại phải khai báo, họ vẫn có thể từ chối khai báo nếu có lý do chính đáng. Tuy nhiên nếu họ đã đồng ý khai báo thì việc khai báo này phải chính xác họ phải chịu trách nhiệm về lời khai của mình. Nếu họ từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.44

Dấu hiệu đặc trưng của tội từ chối khai báo là người bị hại trả lời không đồng ý thực hiện

GVHD: Trần Hồng Ca 40 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

nghĩa vụ khai báo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)