Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 38)

cũng như hình phạt đối với bị cáo

Pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã quy định Tòa án phải xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên cũng xuất phát từ quan hệ pháp luật

37

Điểm c, khoản 1, mục 2, Thông tư liên tịch 02/2005 TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ công an – Bộ quốc phòng – Bộ tư pháp ngày 10 tháng 8 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo.

GVHD: Trần Hồng Ca 32 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Tố tụng hình sự là quan hệ mang tính quyền lực Nhà nước nên từ khi khởi tố điều tra vụ án cho đến khi xét xử rồi kết án đều thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Khi xét xử sơ thẩm Tòa án phải ra một bản án hoặc quyết định hợp pháp và có căn cứ. Thông qua việc xét xử tại phiên tòa, căn cứ trên hồ sơ vụ án là các tài liệu điều tra và bản cáo trạng của Viện kiểm sát cùng với quá trình xét hỏi, tranh luận diễn ra một cách công khai tại phiên tòa. Hội đồng xét xử sẽ đưa ra phán quyết về hành vi bị đưa ra xét xử là có tội hay không có tội, nếu có tội thì trách nhiệm pháp lý được xác định cụ thể như thế nào. Vì là hoạt động xét xử lần đầu tiên nên không phải là trong mọi trường hợp bản án hay quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đều chính xác, khách quan và hợp pháp. Vì vậy pháp luật cho phép người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được phản đối lại bản án, quyết định của Tòa án.38

Quyền được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại cũng như phần hình phạt đối với bị cáo được hiểu là quyền mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ thể hiện ý chí không chấp nhận, không đồng tình với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của hội đồng xét xử cấp sơ thẩm bằng việc đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại một lần nữa.

Tuy nhiên tại điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bị hại được quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại cũng như hình phạt đối với bị cáo. Còn nguyên đơn dân sự là người có liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng trong vụ án hình sự là để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của họ nên chỉ được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại quy định tại điểm g khoản 2 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự. Bên cạnh đó nhằm thực thi quyền kháng cáo của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra, Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định những người được quyền kháng cáo xét xử phúc thẩm. Cụ thể đoạn 1, đoạn 3 Điều 231 quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ được quyền kháng cáo “Bị hại hoặc người đại diện của họ được quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm”, “Nguyên đơn dân sự hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại”. Khi tội phạm xảy ra, quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện là quan hệ giữa Nhà nước và chủ thể của tội phạm (về quan hệ pháp luật tố tụng hình sự đó là giữa cơ quan tiến hành tố tụng và bị can, bị cáo). Còn lại mối quan hệ giữa bị can, bị cáo và nguyên đơn dân sự chỉ là quan hệ dân sự trong việc bồi thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định nguyên đơn dân sự chỉ được quyền kháng cáo phần quyết định của bản án liên quan đến bồi thường thiệt hại mà không được quyền kháng cáo phần hình phạt. Ngoài ra tại Nghị

GVHD: Trần Hồng Ca 33 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

quyết số 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã cụ thể hóa vấn đề này.

Kháng cáo là căn cứ để Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm, vì vậy điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại thực hiện quyền kháng cáo của mình. Đồng thời cũng theo quy định của Bộ luật này thì người kháng cáo cũng có thể kháng cáo trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm, Tòa án phải lập thành biên bản theo quy định tại điều 95 của Bộ luật này.

Về thời hạn kháng cáo, Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự quy định là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong trường hợp xét xử vắng mặt người bị thiệt hại do tội phạm gây ra thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Sau khi hết thời hạn này việc kháng cáo của người bị thiệt hại sẽ không được chấp nhận trừ trường hợp quy định tại Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự về việc được kháng cáo quá hạn “việc kháng cáo quá hạn sẽ được chấp nhận nếu có lý do chính đáng”. “Lý do chính đáng” ở đây được hiểu là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được quyền kháng cáo trong thời hạn luật định. Lý do đó có thể là bị ốm, bị tai nạn… dẫn đến việc họ không thể gửi đơn kháng cáo.39

Tuy nhiên người bị thiệt hại do tội phạm gây ra vẫn có thể, bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo của mình trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm. Việc bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo được quy định tại điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự, được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

Thứ nhất về bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị cần phân biệt như sau:

Trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 234 của BLTTHS, thì người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo. Trong trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.

39 Bộ tư pháp – Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội

GVHD: Trần Hồng Ca 34 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 234 của BLTTHS, thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị, nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

Thứ hai về việc rút kháng cáo, kháng nghị:

Trong trường hợp người kháng cáo và Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà (trong vụ án không còn có kháng cáo và kháng nghị), thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Trước khi mở phiên toà việc ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm do Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà thực hiện, còn tại phiên toà do Hội đồng xét xử thực hiện. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần trong kháng cáo của mình hoặc có nhiều người kháng cáo, nhưng có người rút kháng cáo, có người không rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trong kháng nghị của mình, thì cần phân biệt như sau:

Trường hợp rút trước khi mở phiên toà, thì việc rút kháng cáo, kháng nghị đó phải

được làm thành văn bản. Trường hợp người kháng cáo trực tiếp đến Toà án rút kháng cáo, thì Toà án cấp phúc thẩm yêu cầu người kháng cáo phải làm thành văn bản hoặc phải lập biên bản về việc rút kháng cáo theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật tố tụng hình sự. Văn bản rút kháng cáo, kháng nghị và biên bản về việc rút kháng cáo phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Phần kháng cáo, kháng nghị đã bị rút được coi như không có kháng cáo, kháng nghị. Toà án cấp phúc thẩm thông báo bằng văn bản về việc rút kháng cáo, kháng nghị đó theo quy định tại khoản 1 Điều 236 của BLTTHS và hướng dẫn tại tiểu mục 6.1 mục 6 Phần I của Nghị quyết này, đồng thời tiến hành các công việc do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại theo thủ tục chung.

Trường hợp rút tại phiên toà, thì việc rút kháng cáo, kháng nghị đó phải được ghi

vào biên bản phiên toà. Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại.

Khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền xem xét đối với các phần có kháng cáo, kháng nghị đã bị rút mà không có liên quan đến phần kháng cáo, kháng nghị còn lại theo quy định tại Điều 241 và khoản 2 Điều 249 của Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu Toà án cấp phúc thẩm không xem xét các phần có kháng cáo, kháng nghị đã bị rút, thì những phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

GVHD: Trần Hồng Ca 35 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Ví dụ về quyền kháng cáo của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Vụ án 35 bị hại kháng cáo, chủ hụi lừa tiền tỷ bị tăng án. Theo hồ sơ, bị cáo Thuý làm nghề bán bông tại thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp. Đến năm 2008, Thuý làm chủ nhiều đầu hụi để hưởng hoa hồng. Đến năm 2010, nhiều hụi viên không đóng tiền khiến Thuý bị lỗ gần 1 tỷ đồng. Dù không có tiền khắc phục hậu quả, Thuý vẫn tổ chức tiếp nhiều dây hụi rồi chiếm đoạt tiền của những người tham gia. Cụ thể tính đến cuối năm 2012, Thuý đã chiếm đoạt số tiền của 70 người bị hại hơn 6,4 tỷ đồng. Ngoài ra còn một số người khác không yêu cầu xử lý hình sự và dân sự với Thuý dù tiền chưa thu hồi được. Sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xử sơ thẩm, bị cáo Thuý kháng cáo xin giảm án, các nạn nhân kháng cáo đề nghị tăng án và cho là chồng Thuý cũng là đồng phạm vì khi giao tiền có mặt cả hai vợ chồng.

Ngày 31-7, Toà Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận một phần kháng cáo của 35 người bị hại, tăng án bị cáo Võ Ngọc Thuý từ 13 năm tù lên 14 năm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo toà, bị cáo chiếm đoạt số tiền lớn, chưa khắc phục hậu quả nên cần xử nghiêm. Về phần dân sự, toà y án sơ thẩm buộc bị cáo cùng chồng có trách nhiệm liên đới bồi thường cho 70 người bị hại vì số tiền chiếm đoạt sử dụng cho cả hai vợ chồng. Riêng phần yêu cầu xem xét trách nhiệm đồng phạm của chồng bị cáo Thuý, Hội đồng xét xử nhận định các người bị hại có thể có đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị làm rõ.

Quyền kháng cáo giúp người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình đồng thời đây cũng là cơ sở để khắc phục những sai lầm của Tòa án cấp dưới, đảm bảo vụ án được xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.40

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)