Quyền được nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 43)

quyền lợi cho mình

Bên cạnh việc ghi nhận quyền có người đại diện hợp pháp thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được quyền nhờ người bảo vệ quyền lợi. Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về người bảo vệ quyền lợi của đương sự như sau “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho

GVHD: Trần Hồng Ca 37 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

mình”. Theo quy định trên thì người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được gọi là đương sự trong vụ án hình sự, đương sự trong vụ án hình sự bao gồm: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong vụ án hình sự có thể là: Luật sư, bào chữa viên nhân dân, người khác (ví dụ người thân thích trong gia đình, các luật gia…) được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chấp nhận. Khi người bị thiệt hại do tội phạm gây ra không thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, họ có quyền nhờ một trong số những người kể trên bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ án hình sự.

Mặc dù Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định song để đảm bảo sự khách quan vô tư trong hoạt động của người bảo vệ quyền lợi của đương sự, những người sau đây không được tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của đương sự:41

Thứ nhất, người đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên,

Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; người thân thích của những người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người tham gia tố tụng, tìm ra các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mình nhận bảo vệ. Người tiến hành tố tụng là người đánh giá chứng cứ do người bảo vệ quyền lợi của đương sự đưa ra. Khi họ đồng thời là người cung cấp chứng cứ và người đánh giá chứng cứ, hoặc là người thân thích của người đánh giá chứng cứ chắc chắn sẽ không khách quan. Hơn nữa nếu là người đang tiến hành tố tụng hoặc người thân của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng, họ sẽ có lợi thế hơn những người tham gia tố tụng khác trong việc thu thập chứng cứ có sẵn trong hồ sơ, không đảm bảo quyền bình đẵng trong tố tụng.

Thứ hai, người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám

định hoặc người phiên dịch. Khi người làm chứng, người giám định, người phiên dịch đồng thời là người bảo vệ quyền lợi của đương sự thì chắc chắn lời khai, kết luận giám định hoặc lời dịch của họ sẽ thiên vị cho người mà họ nhận bảo vệ. Bởi vậy pháp luật quy định họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch thì không được tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của đương sự nữa.

Theo quy định, thì người bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được tham gia tố tụng kể từ thời điểm khởi tố bị can, họ có một số quyền quan trọng mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra không có được như quyền “ghi chép, sao chụp

41 Nguyễn Ngọc Anh, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009,

GVHD: Trần Hồng Ca 38 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra”.42

Như vậy người bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại do tội phạm gây ra sẽ có lợi hơn bản thân người bị thiệt hại khi tham gia tố tụng. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định người bảo vệ quyền lợi cho đương sự cũng có một số nghĩa vụ nhất định như: Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án. Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)