Vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trog đó giai đoạn điều tra là giai đoạn quyết định tìm ra sự thật của vụ án,65 và việc thu thập tài liệu, chứng cứ chủ yếu do cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành. Những người tham gia tố tụng không được tham gia vào việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia tố tụng nói chung và của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nói riêng thì Bộ luật tố tụng hình sự có quy định cho những người tham gia tố tụng được thông báo về kết quả điều tra nhằm nắm bắt những thông tin liên quan đến quyền
64
Hoàng Yến, Bồi thường trong vụ án hình sự-thi hành án kêu trời, Báo pháp luật tp.Hồ Chí Minh, ngày 26/2/2014,
tr.14.
GVHD: Trần Hồng Ca 53 SVTH: Huỳnh Thị Trâm
lợi của mình.
Tại điểm b khoản 2 Điều 51 và điểm b khoản 2 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bị hại và nguyên đơn dân sự có “quyền được thông báo về kết quả điều tra”. Tuy nhiên trên thực tế thì quyền này của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra không được đảm bảo. Bởi vì quy định của pháp luật còn rất nhiều “khoảng trống” nên người bị thiệt hại do tội phạm gây ra không có cơ sở để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả điều tra cho mình. Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có quyền được thông báo kết quả điều tra, thế nhưng không có bất kỳ một văn bản hướng dẫn nào giải thích thế nào là kết quả điều tra. Kết quả điều tra gồm những văn bản nào, chỉ bao gồm những nội dung được nêu trong kết luận điều tra khi kết thúc điều tra hay được hiểu ở phạm vi rộng hơn bao gồm bản kết luận điều tra (kèm theo đề nghị truy tố hoặc kèm theo quyết định đình chỉ điều tra), lý do và quyết định tạm đình chỉ điều tra, lý do tách, nhập vụ án để điều tra, kết quả thực hiện các hoạt động điều tra có liên quan đến người bị thiệt hại do tội phạm gây ra mà không thuộc bí mật điều tra (kết luận giám định thương tật, kết quả giám định thiệt hại tài sản…)66
Vì vậy người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có quyền yêu cầu thông báo những nội dung nào của kết quả điều tra. Đồng thời kết quả điều tra được thông báo cho người bị thiệt hại theo hình thức nào (văn bản, miệng…) cũng không được đề cập đến trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Bên cạnh đó tại điều 162 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về kết thúc điều tra, khoản 4 Điều này có đề cập đến việc gửi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra tuy nhiên những đối tượng được nhận kết luận điều tra này không có người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Vì vậy người bị thiệt hại do tội phạm gây ra không được thông báo kết quả điều tra một phần cũng là do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không tôn trọng quyền này của họ. Tuy nhiên cơ quan tiến hành tố tụng không hề vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào vì Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không quy định cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra cho những người tham gia tố tụng, trong đó có người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Vì vậy, nếu cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện việc thông báo về kết quả điều tra thì cũng không có bất kỳ một chế tài nào được đặt ra.
Thực trạng về việc người bị thiệt hại do tội phạm gây ra không được thông báo về kết quả điều tra. Ngày 11/11/2002, ông Bùi Xuân Thủy đã làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng tố cáo ông Nguyễn Văn Đạo lừa đảo chiếm đoạt ruộng đất của gia đình mình.
Ngày 21/01/2003, Uỷ ban nhân dân huyện Dĩ An có công văn chỉ đạo công an huyện Vĩ An thụ lý xác minh đơn thư. Ngày 14/11/2013, xác định có dấu hiệu tội phạm
66 Lê Nguyên Thanh, Quyền của người bị hại và vấn đề bảo vệ người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam,
GVHD: Trần Hồng Ca 54 SVTH: Huỳnh Thị Trâm
nên công an huyện Dĩ An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Đạo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 17/7/2003, công an huyện Dĩ An có công văn gửi Viện kiểm sát nhân dân huyện Dĩ An đề nghị chuyển vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương thụ lý theo thẩm quyền. Từ ngày 11/11/2002 đến 17/7/2005 Cơ quan điều tra không có bất cứ thông báo nào về việc giải quyết vụ án cho người bị hại.
Ngày 18/7/2005, nghĩa là hơn 2 năm sau ngày có quyết định khởi tố vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương có công văn số 146/VKS/P1đốc thúc và đã kết luận: “Điều tra viên thụ lý vụ án đã vi phạm Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự về việc để vụ án kéo dài”.
Trước sức ép của cơ quan chức năng và người bị hại, ngày 2/9/2005, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương mới ra quyết định số 11 và quyết định số 14 đình chỉ vụ án hình sự và đình chỉ điều tra bị can với ông Nguyễn Văn Đạo với lý do “hành vi của bị can Nguyễn Văn Đạo không cấu thành tội phạm theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hai quyết định trên đã không được gửi cho người bị hại là ông Bùi Xuân Thủy đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị hại trong trường hợp này.67