Hướng đề xuất hoàn thiện khái niệm người bị hại

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 55)

Việc xác định đúng tư cách chủ thể khi giải quyết vụ án hình sự là vấn đề rất quan trọng, bên cạnh việc giúp đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó còn góp phần giúp Tòa án đưa ra các phán quyết đúng người đúng tội. Từ thực trạng và lập luận về những tồn tại trên, hướng đề xuất thay đổi khái niệm người bị hại tại điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự nên làm rõ người bị hại có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức chứ không chỉ có cá nhân như quan điểm hiện nay nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẵng trong tố tụng hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Vì vậy hướng đề xuất chỉnh sửa như sau “Người bị hại gồm cá nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản và cơ

quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra.” Vì tội phạm không chỉ gây

thiệt hại trực tiếp cho cá nhân mà còn có cơ quan, tổ chức. Do vậy chỉnh sửa, bổ sung vấn đề trên để phù hợp với giai đoạn hiện tại là việc làm cần thiết.

Để bảo đảm việc xác định đúng tư cách của những người tham gia tố tụng nói chung và của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nói riêng thì việc nâng cao trình độ của những người tiến hành tố tụng là vấn đề rất cần thiết. Phải chuẩn hóa (quá trình xác lập chuẩn cho đối tượng; để thực hiện nó, phải xây dựng tiêu chuẩn và vận dụng tiêu chuẩn để xây dựng đối tượng đạt chuẩn) đội ngũ Điều tra viên và những người trong ngành Tòa án, nhất là đào tạo và đào tạo lại đối với Điều tra viên và những người làm trong ngạch Tòa án chưa có trình độ đại học theo quy định, đảm bảo đủ số lượng cán bộ đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

59 Thiên Thư, giám định pháp y “lộn” bị hại, Báo Dân Trí, 2013, http://dantri.com.vn/phap-luat/giam-dinh-phap-y-

lon-bi-hai-719123.htm, [truy cập ngày 16/11/2014].

60 Luật sư bào chữa – Công ty luật Dragon, Bào chữa Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,

GVHD: Trần Hồng Ca 49 SVTH: Huỳnh Thị Trâm 3.1.2. Những tồn tại và giải pháp góp phần hoàn thiện khái niệm nguyên đơn dân sự

3.1.2.1. Những tồn tại của khái niệm nguyên đơn dân sự

Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Theo quy định tại điều luật này thì điều kiện để trở thành nguyên đơn dân sự là bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Từ khái niệm phát sinh một số vấn đề như sau:

Luật quy định “nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra” nhưng ở đây Bộ luật tố tụng hình sự cũng như không có văn bản nào hướng dẫn nguyên nhân dẫn đến thiệt hại của nguyên đơn dân sự, thiệt hại ở đây là thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra. Bên cạnh đó việc quy định nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra, như vậy sẽ làm chồng lấn với khái niệm người bị hại. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Trong trường hợp này nếu người bị thiệt hại là cá nhân thì họ sẽ là người bị hại hay nguyên đơn dân sự. Trong thực tiễn việc xác định vấn đề này dựa vào hai yếu tố: thiệt hại ở đây là trực tiếp hay gián tiếp và họ có đơn yêu cầu hay không, chính sự thiếu rõ ràng của luật dẫn đến thực tế khó áp dụng, nếu chủ thể là cá nhân bị thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra thì đa số được xác định là người bị hại. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp người bị thiệt hại trong trường hợp này được xác định là nguyên đơn dân sự khi có yêu cầu bồi thường. Việc pháp luật quy định không rõ ràng dẫn đến trên thực tế việc xác định tư cách tham gia tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất, mỗi nơi xác định khác nhau ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự.

Ví dụ thực tế từ trường hợp quy định không rõ ràng của luật dẫn đến việc xác định tư cách của nguyên đơn dân sự không thống nhất.

Thứ nhất, vụ việc xảy ra tại Tổng công ty Vàng Agribank (xét xử sơ thẩm tháng

5/2013), Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kết luận Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam là người bị hại, buộc bị cáo Nguyễn Tuấn Anh phải thanh toán lại cho Tổng Công ty vàng Agribank số tiền 6.464.970.000 đồng và sau đó Tổng Công ty vàng Agribank phải bồi thường lại cho 6 khách hàng gửi vàng với số tiền tương ứng nói trên. Tuy nhiên Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm lại tuyên 6 khách hành gửi vàng mới là người bị hại, Nguyễn Tuấn Anh chiếm đoạt số vàng trên là chiếm đoạt của 6 khách hàng gửi vàng chứ không phải của Tổng Công ty Vàng Agribank. Mặc dù vậy tại phiên tòa phúc thẩm, người bị hại cuối cùng lại được xác định là Tổng Công ty Vàng

GVHD: Trần Hồng Ca 50 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Agribank.61

Thứ hai, vụ án Bùi Thị Thu Hằng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của PRUDENTIAL.

Qua điều tra xác định Công ty PRUDENTIAL có thiệt hại từ hoạt động lừa đảo của Bùi Thị Thu Hằng. Do đó xác định PRUDENTIAL tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ án.62 Hai vụ việc trên có tính chất tương tự nhau cùng là tổ chức bị hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại, tuy nhiên việc xác định tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể không thống nhất.

Mặc dù pháp luật quy định nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự cũng còn có những bất cập cụ thể như sau: Trường hợp người bị thiệt hại không có đơn yêu cầu nhưng Tòa án vẫn xác định họ là nguyên đơn dân sự. Ví dụ, vụ án bầu Kiên trong thủ tục phiên tòa ngày 16/5/2014 và 20/5/2014 Ngân hàng ACB, Công ty thép Hòa Phát và chi cục thuế quận Đống Đa, Hà Nội đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xác định là nguyên đơn dân sự, tuy nhiên cả 3 đối tượng trên đề cho rằng họ không bị thiệt hại và cũng không hề có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo quy định của pháp luật thì để được công nhận là nguyên đơn dân sự thì ngoài việc bị thiệt hại thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Do đó không thể xác định tư cách tham gia tố tụng là nguyên đơn dân sự với 3 trường hợp trên.63

3.1.2.2. Đề xuất hướng hoàn thiện khái niệm nguyên đơn dân sự

Cần sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên đơn dân sự theo hướng quy định rõ thiệt hại mà cá nhân, cơ quan, tổ chức phải gánh chịu ở đây là thiệt hại gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra để phân biệt với khái niệm người bị hại trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân. Theo đó Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự cần sửa đổi, bổ sung như sau: “nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại gián tiếp do hành vi tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Còn vấn đề thiệt hại của nguyên đơn dân sự gồm những thiệt hại được quy định giống như đối với người bị hại, đối với cá nhân gồm có những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản; đối với cơ quan, tổ chức thì gồm những thiệt hại về tài sản, uy tính.

61 Vũ Văn Tiến,“Bắc thang hỏi ông trời vì sao gửi gia tài cho Chi nhánh vàng Agribank Hà Đông, Báo Dân Trí,

2013, http://dantri.com.vn/phap-luat/bac-thang-hoi-ong-troi-vi-gui-gia-tai-cho-chi-nhanh-vang-agribank-ha-dong- 775080.htm, [Truy cập ngày 16/11/2014].

62 Tống Toàn, PRUDENTIAL là nguyên đơn hay bị đơn dân sự trong vụ án Bùi Thị Thu Hằng lừa đảo chiếm đoạt tài sản?, Báo mới,

2014, http://www.baomoi.com/PRUDENTIAL-la-nguyen-don-hay-bi-don-dan-su-trong-vu-an-Bui-Thi-Thu-Hang-lua-dao-chiem-doat-tai- san/58/13936141.epi, [Truy cập ngày 16/11/2014].

63

Công Minh, Đất Việt kết nối sức mạnh Việt, vụ án bầu Kiên: không có người bị thiệt hại,

http://baodatviet.vn/phap-luat/phap-dinh/vu-an-bau-kien-khong-co-nguoi-bi-thiet-hai-3038772, [Truy cập ngày 16/11/2011].

GVHD: Trần Hồng Ca 51 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

3.2. Quyền, nghĩa vụ của ngƣời bị thiệt hại do tội phạm gây ra

3.2.1. Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu

3.2.1.1. Những tồn tại của quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra do tội phạm gây ra

Việc pháp luật quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu là hoàn toàn chính đáng. Bởi lẽ, cùng với cơ quan tiến hành tố tụng thì người bị thiệt hại do tội phạm gây ra cũng là một chủ thể của hoạt động chứng minh (chứng minh thiệt hại và tổn thất của mình). Tài liệu, đồ vật mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra cung cấp là một trong những loại nguồn để xác định chứng cứ. Tuy nhiên, việc xem xét các tài liệu, đồ vật này có phải là chứng cứ hay không lại phụ thuộc vào ý chí của những người tiến hành tố tụng bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ có quyền cung cấp tài liệu, đồ vật chứ không có quyền thu thập chứng cứ. Hiện nay là pháp luật chưa quy định cụ thể việc các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét các tài liệu, đồ vật này bằng thủ tục nào. Do đó, khi cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật mà không được chấp nhận là chứng cứ thì họ không biết được lý do vì sao, phải giải thích như thế nào khi các tài liệu, đồ vật này không được công nhận là chứng cứ.

Một nguyên nhân nữa làm cho quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra không được đảm bảo là do cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng chưa xem trọng quyền này của họ. Vì theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan điều tra, truy tố mới có quyền thu thập chứng cứ nên họ cho rằng việc thu thập của mình là hoàn toàn đúng đắng và đã thu được đầy đủ nên không cần xem trọng những gì mà người tham gia tố tụng cung cấp. Mặt khác do trình độ nhận thức, trình độ pháp luật của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra còn hạn chế, họ chưa ý thức được vai trò và quyền lợi của mình nên họ không tích cực đưa ra yêu cầu và cung cấp tài liệu, đồ vật.

Thực tiễn cho thấy rằng rất ít trường hợp người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được thực hiện quyền này. Đa số Hội đồng xét xử quan niệm rằng, chứng cứ có tại hồ sơ đã đầy đủ, có thể những người tham gia tố tụng vắng mặt nhưng đã có lời khai rõ ràng tại hồ sơ, hoặc người bị thiệt hại do tội phạm gây ra luôn có xu hướng yêu cầu xử lý thật nghiêm khắc đối với bị cáo nên đưa ra những yêu cầu không chính đáng,… Thế nên tài liệu, đồ vật, yêu cầu mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra đưa ra chưa được quan tâm đúng mức, mà đặc biệt là đối với tài liệu, đồ vật, yêu cầu của nguyên đơn dân sự. Một ví dụ thực tế đã có trường hợp bồi thường cho nguyên đơn dân sự không thỏa đáng. Ví dụ: vụ án hình sự liên quan của một công ty ở thành phố Hồ Chí Minh bị thủ quỹ dùng các khoản chi khống để thu lợi cho riêng mình, kết quả là công ty bị thiệt hại trên 1,5 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã vào cuộc và chứng minh được thiệt hại của công ty là 1 tỷ

GVHD: Trần Hồng Ca 52 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

đồng, khoản còn lại công ty đã đưa ra giấy tờ chứng minh. Tuy nhiên do xem nhẹ tài liệu do phía công ty đưa ra nên Cơ quan điều tra đã phớt lờ và không xem xét phần thiệt hại còn lại. Vì vậy dẫn đến việc Tòa án bồi thường không thỏa đáng, hậu quả là vụ án được xét xử lại nhiều lần. Cuối cùng việc thực hiện điều tra lại theo quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định thủ quỹ công ty phải bồi thường cho công ty 1,5 tỷ đồng.64 Từ ví dụ trên cho thấy quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của nguyên đơn dân sự chưa thật sự được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế. Đồng thời cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cần tôn trọng thực thi quyền này của người bị hại để

3.2.1.2. Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra

Từ việc phân tích những bất cập và nguyên nhân của những bất cập về quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có quyền cung cấp chứng cứ để đảm bảo nguyên tắc quyền bình đẵng trước Tòa án và giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng xem trọng những gì mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra cung cấp.

Người tiến hành tố tụng có quyền không sử dụng chứng cứ do người bị thiệt hại do tội phạm gây ra cung cấp nếu chứng cứ mà họ cung cấp không thỏa mãn thuộc tính của chứng cứ (tính khách quan, liên quan và hợp pháp) và ngược lại sẽ sử dụng chúng nếu thõa mãn các thuộc tính trên. Nếu không công nhận là chứng cứ thì phải nêu rõ lý do, đồng thời quy định trình tự thủ tục thu thập chúng. Đây là những vấn đề mà Bộ luật tố tụng hình sự cần phải quy định cụ thể hơn để tạo cơ chế cho người bị thiệt hại do tội phạm gây ra tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, góp phần làm rõ sự thật của vụ án, tránh oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

3.2.2. Quyền được thông báo kết quả điều tra

3.2.2.1. Những tồn tại của quyền được thông báo kết quả điều tra

Vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trog đó giai đoạn điều tra là giai đoạn quyết định tìm ra sự thật của vụ án,65 và việc thu thập tài liệu, chứng cứ chủ yếu do cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành. Những người tham gia tố tụng không được tham gia vào việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia tố tụng nói chung và của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nói riêng thì Bộ luật tố tụng hình sự có quy định cho những người tham gia tố tụng được thông báo về kết quả điều tra nhằm nắm bắt những thông tin liên quan đến quyền

64

Hoàng Yến, Bồi thường trong vụ án hình sự-thi hành án kêu trời, Báo pháp luật tp.Hồ Chí Minh, ngày 26/2/2014,

tr.14.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)