Quyền được tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến tranh luận tại phiên tòa để

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33)

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Quyền được tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến tranh luận tại phiên tòa được hiểu là quyền mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được quyền có mặt tại phiên tòa để theo dõi quá trình xét xử vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Sự có mặt của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra tại phiên tòa nhằm bày tỏ ý chí, ý kiến tranh luận của mình đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng họ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vì vậy phán quyết của Tòa án có ảnh hưởng rất quan trọng với họ. Quy định việc người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có mặt tại phiên tòa nhằm xác minh sự thật vụ án, tạo điều kiện để họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy tại điểm đ khoản 2 Điều 51 và điểm đ khoản 2 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định sự có mặt của người bị hại và nguyên đơn dân sự tại phiên tòa để tham gia phiên tòa và trình bày ý kiến tranh luận tại phiên tòa. Ngoài ra tại Điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định về sự có mặt của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra, việc có mặt tại phiên tòa vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Khi người bị thiệt hại do tội phạm gây ra vắng mặt tại phiên tòa thì tùy trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn có thể tiến hành xét xử. Nếu sự vắng mặt của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án và không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử vẫn có thể tiến hành xét xử khi họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Các trường hợp người bị thiệt hại do tội phạm gây ra vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử:

Sự vắng mặt của những người nêu trên không trở ngại cho việc xét xử vụ án, tức là

không trở ngại cho Hội đồng xét xử xác định: Có hành vi phạm tội xảy ra, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; có người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi; có năng lực trách nhiệm hình sự; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại của hành vi gây ra.

GVHD: Trần Hồng Ca 27 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Sự vắng mặt của những người nêu trên chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường, nhưng có thể tách việc bồi thường thành một vụ án khác để xét xử theo thủ tục tố

tụng dân sự. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử phải quyết định tách vấn đề bồi

thường và chỉ xét xử phần hình sự. Việc khởi kiện vụ án dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền của các đương sự và thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. 32

Ví dụ trường hợp vắng mặt người bị hại vẫn tiến hành xét xử. Vụ án mua bán 24h vắng mặt 98 bị hại. Ngày 25/06/2014 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội diễn ra phiên tòa xét xử vụ án mua bán 24h lừa đảo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Ngô Văn Huy, Lê Văn, và Nguyễn Mạnh Hà. Cả 3 người này bị truy tố về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Ngoài 3 thành phần chủ chốt trên còn có Tổng giám đốc Công ty là Nguyễn Tuấn Minh do đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên Cơ quan điều tra quyết định tạm đình chỉ điều tra, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Trước khi bước vào phần xét xử, các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo đều kiến nghị hoãn phiên toà do chỉ có 9 bị hại đến tham dự phiên toà trên tổng số 107 bị hại. Các luật sư cho rằng các bị hại là người trực tiếp tố cáo, việc xác định số tiền bị chiếm đoạt cần thiết phải có mặt đầy đủ các bị hại. Tuy nhiên, đại diện phía viện kiểm sát cho biết, 107 bị hại đều đã được cơ quan điều tra lấy lời khai đầy đủ nên hoàn toàn có thể xét xử vắng mặt. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định vẫn tiếp tục tiến hành xét xử vụ án.33

Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có mặt tại phiên tòa để thực hiện các quyền của mình. Tại phiên tòa họ có thể đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được trình bày ý kiến tham gia tranh luận để bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của mình. Họ có thể theo dõi diễn biến toàn bộ quá trình vụ án.

Ví dụ hoãn phiên tòa xét xử vụ án xâm con rết lên mặt nhân viên. Hai bị cáo trong vụ án là Nguyễn Thị Anh, Nguyễn Thị Hương bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Vũng Tàu truy tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự. Bị hại là Nguyễn Thị Giang. Theo hồ sơ vụ án, do nghi ngờ chị Giang có quan hệ với chồng mình là Phạm Thế Phong nên trong các ngày 26, 27/11/2011 Trâm Anh đã chửi bới, tát chị Giang, rồi dùng kéo cắt trọc tóc chị này, chưa hả cơn ghen ngày 28/11/2011 Trâm Anh lệnh cho chị Hương đưa Giang đến tiệm xăm hình con rết lên má và 2 con lên

32 Nguyễn Ngọc Anh, Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb.chính trị quốc gia, Hà Nội 2009,

tr.413.

33 Lê Tú, Xét xử vụ Muaban24, Vắng mặt 98 bị hại, Báo dân trí, 2014, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/xet-xu-vu-

GVHD: Trần Hồng Ca 28 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

ngực nạn nhân với giá 1,1 triệu đồng. Hậu quả chị Giang bị thương tích tạm thời 28% tại thời điểm giám định. Một cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu cho biết, phiên xét xử vụ án xăm con rết lên mặt nhân viên đã bị hoãn do vắng mặt người bị hại.34

Ngoài ra khi tham gia phiên tòa người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diệp hợp pháp của họ còn có quyền trình bày ý kiến tranh luận tại phiên tòa, đây là một phần quan trọng trong quá trình xét xử vụ án sơ thẩm vụ án hình sự được tiến hành ngay sau khi kết thúc thủ tục xét hỏi tại phiên tòa. Theo quy định tại điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự thì khi tranh luận tại phiên tòa người tranh luận bày tỏ quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án: Phân tích, đánh giá chứng cứ vụ án; đề nghị áp dụng pháp luật và giải quyết vấn đề vụ án. Trên cơ sở các ý kiến phát biểu tranh luận, Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng đắn. Bên cạnh đó người bị thiệt hại do tội phạm gây ra còn có quyền trình bày ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nếu có người bảo vệ quyền lợi cho họ thì người này có quyền trình bày ý kiến bổ sung. Hoặc họ có thể đề nghị chủ tọa phiên tòa cho phép người bảo vệ quyền lợi của họ phát biểu trước sau đó họ phát biểu bổ sung.35

Bên cạnh đó Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có quyền trình bày ý kiến của mình về phần luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình, tham gia tranh luận đáp lại ý kiến của người khác.

Quyền tranh luận tại phiên tòa không chỉ giúp người bị thiệt hại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân họ thông qua việc thể hiện các quyền tố tụng trong giai đoạn xét xử vụ án, mà còn giúp vụ án được xét xử công bằng thông qua các phần tranh luận Tòa án có thể đưa ra các phán quyết đúng người đúng tội.

2.1.6. Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật nước ta công nhận. Quyền khiếu nại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là quyền mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đại diện hợp pháp của họ được khiếu nại những quyết định được ban hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, hoặc những hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Người khiếu nại có căn cứ cho rằng hành vi và quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

34 Nguyễn Anh, Hoãn phiên tòa xét xử vụ án xâm rết lên mặt nhân viên, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, 2014,

http://www.baobariavungtau.com.vn/phap-luat/201406/hoan-phien-toa-xet-xu-vu-an-xam-con-ret-len-mat-nhan- vien-500513/, [Ngày truy cập 03/10/2014].

GVHD: Trần Hồng Ca 29 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Để hiểu hơn về quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của người bị thiệt hại trước hết cần tìm hiểu Chương XXXV quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự. đầu tiên tìm hiểu về các quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại. Vấn đề này có thể tham khảo tại thông tư 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BTP ngày 10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo. Thông tư có đề cập đến đối tượng mà người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có thể khiếu nại là quyết định tố tụng và hành vi tố tụng.

Quyết định tố tụng bị khiếu nại là quyết định được ban hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán Tòa án được phân công chủ tọa phiên tòa trước khi mở phiên tòa, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà người khiếu nại cho rằng hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hành vi tố tụng bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán Tòa án được phân công chủ tọa phiên tòa trước khi mở phiên tòa, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành một số hoạt động điều tra, mà người khiếu nại cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ví dụ trường hợp hành vi khám nhà do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện khi chủ nhà đi vắng, không có sự tham gia của chính quyền địa phương nên việc khám nhà là không khách quan, có thể gây thiệt hại cho chủ nhà nên họ có quyền khiếu nại trong trường hợp này.

Quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra, vì vậy những quyết định, hành vi tố tụng này nếu không có căn cứ trái pháp luật thì quyền, lợi ích của người bị thiệt hại sẽ không được đảm bảo. Chính vì vậy để lợi ích của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra và đại diện hợp pháp của họ được đảm bảo thì pháp luật nước ta đã quy định cho họ có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng gây ra theo điểm e khoản 2 Điều 51 và điểm e khoản 2 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự. Khi một quyết định hoặc hành vi tố tụng bị coi là trái pháp luật khi quyết định hoặc hành vi đó được ban hành hoặc thực hiện không đúng theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc có những mâu thuẫn với những giải thích thống nhất trong các văn bản chỉ đạo của cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời quyết định hoặc hành vi này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

GVHD: Trần Hồng Ca 30 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Ví dụ vụ án vết đâm điều tra 5 năm chưa kết thúc. Theo hồ sơ vụ án, ngày 23/10/2009, tại chợ Cầu Trắng của xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú) bà Đẹt và bà Riều (cùng là tiểu thương bán cá, thịt) xảy ra mâu thuẫn. Nghe bà Đẹt lớn tiếng chửi, bà Riều cầm khúc tràm đánh nhưng không trúng. Sợ hai bên đánh nhau, tiểu thương xung quanh giật lấy khúc cây của bà Riều. Lúc này, bà Đẹt cầm kéo làm cá xông tới đâm vào lưng bà Riều.

Kết quả giám định tháng 3/2010, bà Riều bị tổn hại sức khỏe 13% nhưng một năm sau Công an Mỹ Tú ra quyết định không khởi tố vụ án vì hành vi của bà Đẹt không cấu thành tội phạm do vô ý gây thương tích trong lúc dùng kéo tự vệ. Quan điểm này được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.

Không đồng ý với quan điểm này, bà Riều khiếu nại. Tháng 7/2011, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng hủy 2 quyết định của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Tú. Theo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, lúc người bán trái cây giật lấy khúc tràm trên tay bà Riều thì chưa xảy ra xô xát. Do đó, cơ quan điều tra huyện Mỹ Tú cho rằng bà Đẹt "dùng kéo tự vệ vô ý gây thương tích là không có căn cứ, chưa xác định được vấn đề dẫn đến việc giải quyết vụ án chưa khách quan, toàn diện". Đến cuối năm 2011, Công an huyện Mỹ Tú tiếp tục bảo lưu quan điểm của mình là không khởi tố vụ án. Theo cơ quan điều tra, khi ẩu đả, bà Đẹt bị đánh té và quơ kéo để tự vệ gây thương tích cho bà Riều là "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng", nên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Cùng quan điểm này, một lần nữa cơ quan công tố huyện Mỹ Tú tục bác đơn khiếu nại của bà Riều, giữ nguyên quyết định không khởi tố vụ án.

Cuối năm 2013, bà Riều gửi kêu cứu lần 2 đến Viện kiểm sát tỉnh Sóc Trăng. Qua xác minh bổ sung, nơi đây nhận thấy trong lúc xô xát, bà Đẹt dùng kéo gây thương tích cho bà Riều là phù hợp với lời khai ban đầu của bà Đẹt. Từ đó, Viện kiểm sát xác định: "Lời khai của bà Đẹt và những người làm chứng còn mâu thuẫn, nhưng chưa được cơ quan điều tra làm rõ dẫn đến việc giải quyết vụ án chưa khách quan, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và người phạm tội". Từ đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng tiếp tục hủy 2 quyết định của cơ quan tố tụng cấp huyện. Đầu năm 2014, bà Riều được cơ quan điều tra tiếp tục lấy lời khai. Gia đình bà Riều cho hay, mới đây nạn nhân vụ án được mời lên

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)