Người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 50)

Người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại theo uỷ quyền là người được người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị thiệt hại uỷ quyền tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của chính mình.

53 Nguyễn Đức Dũng, Người đại diện hợp pháp trong Bộ luật tố tụng hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1, 2008,

GVHD: Trần Hồng Ca 44 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Khác với người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị thiệt hại, người đại diện hợp pháp theo uỷ quyền khi tham gia tố tụng chỉ được thực hiện những quyền và nghĩa vụ trong phạm vi được uỷ quyền. Người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp đương nhiên có thể uỷ quyền toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình cho người đại diện hợp pháp được uỷ quyền, nhưng cũng có thể chỉ uỷ quyền một số quyền và nghĩa vụ nhất định.

Trường hợp có nhiều người bị hại hoặc nhiều người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị hại, trong đó có người uỷ quyền cho người khác có người tự mình tham gia tố tụng thì người được uỷ quyền chỉ được thực hiện phạm vi quyền và nghĩa vụ của người đã uỷ quyền cho mình, chứ không được thực hiện quyền và nghĩa vụ của tất cả những người đại diện đương nhiên của người bị hại.

Để bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp được uỷ quyền của người bị hại thì việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản theo đúng quy định của pháp luật về uỷ quyền. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác (người thứ ba) tham gia tố tụng, nếu người bị hại đồng ý để người thứ ba (người được uỷ quyền lại) tham gia tố tụng thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị hại phải làm lại văn bản uỷ quyền cho người thứ ba.

Tóm lại các quy định của pháp luật về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra tương đối đầy đủ và cụ thể, phần nào cũng đã đáp ứng được với yêu cầu cuộc sống đổi mới và cải cách tư pháp hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn một số quy định quy định chưa rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng trên thực tế, làm cho người bị thiệt hại do tội phạm gây ra và đại diện hợp pháp của họ chưa phát huy được hết quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy việc phát hiện những tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn những quy định đó là điều cần thiết và cũng là mục tiêu quan trọng khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra.

GVHD: Trần Hồng Ca 45 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

CHƢƠNG 3

NHỮNG HẠN CHẾ, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGƢỜI BỊ THIỆT HẠI DO TỘI PHẠM GÂY RA

Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ cũng như đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra, bên cạnh những thuận lợi mà các quy định này đem lại giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do thì trong quá trình áp dụng pháp luật cũng đã bộc lộ những bất cập, vướn mắc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại. Nguyên nhân một phần là do quy định của pháp luật chưa rõ ràng, phần còn lại là do nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thống nhất. Cho nên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra đòi hỏi phải có sự thống nhất rõ ràng trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến người bị thiệt hại do tội phạm gây ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ - chủ thể bị thiệt hại nặng nề nhất trong vụ án hình sự, đồng thời khắc phục những thiệt hại do tội phạm gây ra.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)