Đại diện đương nhiên theo pháp luật của người bị thiệt hại do tội phạm gây

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 48)

Người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị thiệt hại là người mà theo pháp luật họ đương nhiên được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc của chính bản thân họ. Đại diện đương nhiên theo pháp luật của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong trường hợp người bị thiệt hại do tội phạm gây ra.

Thứ nhất về đại diện của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết. Khoản 5

Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện của họ có những quyền quy định tại Điều này”, nghĩa là người đại diện của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết sẽ có đầy đủ tất cả các quyền của họ theo quy định, tuy nhiên pháp luật không quy định người nào là người đại diện của người bị hại trong trường hợp họ chết. Do vậy các Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng quy định về người đại diện hợp pháp của Bộ luật dân sự 2005 khi này thì người đại diện cho người bị hại đã chết là những người ở hàng thừa kế.49

Nếu người bị hại trong vụ án hình sự chết thì người đại diện hợp pháp sẽ là người thừa kế theo pháp luật cụ thể được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

47

Điều 139 Bộ luật dân sự 2005.

48 Điều 140, Bộ luật dân sự năm 2005.

GVHD: Trần Hồng Ca 42 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

Khi xác định người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị hại cần chú ý trường hợp người bị hại chết mà có từ hai người trở lên đều là người đại diện hợp pháp của người bị hại, mà Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chưa xác định hoặc xác định còn thiếu, thì Toà án hướng dẫn họ cử một người thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại. Pháp luật chưa quy định cụ thể vấn đề này tuy nhiên có thể tham khảo tại tiểu mục 1.4, mục 1 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08-12-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại, để có thể xác định đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp này.

Để xác định và đưa vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị hại chết thì các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự phải thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan để xác định những người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật của người bị hại đã chết sẽ được tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra. Nếu người chết có những người thừa kế theo pháp luật ở hành thừa kế thứ nhất như vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi thì ngay từ giai đoạn điều tra phải triệu tập tất cả những người này để ghi nhận ý kiến của họ về vấn đề cần giải quyết. Trường hợp chỉ có một người đến làm việc với cơ quan điều tra thì những người khác phải có giấy ủy quyền cho họ. Đối với con chưa thành niên thì cha hoặc mẹ là người giám hộ đương nhiên không cần có giấy ủy quyền.50

Thứ hai người đại diện trong trường hợp đại diện cho người chưa thành niên, người

có nhược điểm về thể chất và tâm thần. Bộ luật hình sự hiện hành quy định trường hợp

người bị hại chết thì đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng và có các quyền và nghĩa vụ khác như người bị hại.51 Tuy nhiên trường hợp đại diện hợp pháp của bị hại là người chưa thành niên tham gia tố tụng và có đầy đủ các quyền của người bị hại hay không vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm cho rằng người bị hại là người chưa thành niên nếu cần phải có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì đã có người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự quy định tại điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự và không cần phải có thêm người đại diện hợp pháp mà quyền và lợi ích của họ vẫn được bảo vệ. Quan điểm khác cho rằng người thân của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất được tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, khi tham gia tố tụng họ có các quyền của người bị hại.52

Do

50 Thạch Thị Tuyền, Một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, 2011, tr.46.

51

Lê Tiến Châu, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí khoa học pháp lý, số 1, 2007.

52 Lê Thúy Nga, Một số vấn đề về người bị hại trong pháp luật tố tụng hình,

GVHD: Trần Hồng Ca 43 SVTH: Huỳnh Thị Trâm

không có quy định về vấn đề này nên thực tiễn khi xét xử gặp trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng sẽ cho phép đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất được sử dụng các quyền như người bị hại. Người bị hại là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất cũng rất cần có người đại diện vì vậy mà pháp luật cần quy định vấn đề này nhằm tạo ra quy định để áp dụng thống nhất cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật.

Thứ ba đối với đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự. Cũng

như trường hợp trên Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ về người đại diện hợp pháp (tức là chưa quy định rõ ai sẽ là người đại diện hợp pháp cho nguyên đơn dân sự) nên dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định người đại diện hợp pháp. Quan điểm thứ nhất cho rằng, nguyên đơn dân sự có thể có từ hai người trở lên là người đại diện hợp pháp cho mình vì luật không quy định rõ. Đó là tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên của nguyên đơn dân sự. Vì vậy khi xét xử, ta phải triệu tập tất cả những người đó tham gia với tư cách là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự. Quan điểm thứ 2 cho rằng, mặc dù luật không quy định rõ nhưng cần phải hiểu rằng trong mọi trường hợp người đại diện hợp pháp chỉ có thể là một người tham gia tố tụng với tư cách là của người đại diện hợp pháp theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể, đối với người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất, tinh thần thì bố (hoặc mẹ) là người đại diện. Người chưa thành niên nếu có gia đình thì vợ hoặc chồng là người đại diện. Nếu vợ hoặc chồng không có khả năng là người đại diện hợp pháp thì con sẽ thành niên sẽ là người đại diện, nếu chưa có gia đình mà cha mẹ chết thì anh chị em sẽ là người đại diện.53

Mỗi chủ thể tham gia vào tố tụng đều có các quyền và nghĩa vụ riêng biệt nhất định mà pháp luật đã ghi nhận, việc nhận thức đúng các quyền của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra góp phần vào việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự cũng như đảm bảo quyền và lợi ích công dân nói chung, người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nói riêng nhằm hướng tới sự hoàn thiện hơn nữa pháp luật tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 48)