Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 88)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

3.2.4. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS

tra nội bộ trường học của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao ý thức trách nhiệm của Hiệu trưởng các nhà trường trong việc triển khai công tác KTNB ở các đơn vị trường học trong từng năm học, tạo lập được nề nếp KTNB ở các trường THCS từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý ở các nhà trường. KTNB trường học là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, là một trong những giải pháp quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng toàn diện. Tuy nhiên đối với trường THCS hiện nay, Hiệu trưởng phải chịu áp lực từ rất nhiều công việc nên đôi lúc, đôi khi không quán xuyến hết, đặc biệt đối với những cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế. Chính vì thế công tác KTNB trường học nếu không được tăng cường chỉ đạo, kiểm tra từ Phòng GD-ĐT thì hoạt động này ở một số trường học rất dễ bị xem nhẹ, hiệu trưởng thiếu quan tâm, làm qua loa, hình thức, không có chất lượng, dẫn đến nề nếp, kỹ cương trường học bị buông lỏng, hiệu quả quản lý bị giảm sút.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Thông qua các văn bản hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học, văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra, thanh tra hàng năm để chỉ đạo các trường THCS xây dựng và triển khai kế hoạch KTNB ở đơn vị mình. Hướng dẫn các trường cách thiết lập và lưu trữ hồ sơ KTNB để Phòng GD-ĐT kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB khi cần thiết.

Thông qua các hội nghị, các đợt tập huấn để quán triệt và nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL về vai trò, vị trí, chức năng của KTNB, đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB cho CBQL các trường học.

Chú trọng kiểm tra việc triển khai KTNB trong các đợt kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD-ĐT, cần chú ý vào các vấn đề sau:

+ Kiểm tra việc thành lập Ban KTNB trường học, cơ cấu, thành phần, phẩm chất, năng lực của các thành viên Ban kiểm tra nội bộ.

+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, tuần về KTNB của đơn vị.

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch KTNB đã được xây dựng, tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra.

+ Kiểm tra việc thiết lập, lưu trữ hồ sơ KTNB trường học của đơn vị. + Kiểm tra chất lượng, hiệu quả KTNB của đơn vị, đặc biệt các kết luận, kiến nghị trong các đợt kiểm tra nội bộ, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị lần trước.

Thông qua kết quả kiểm tra cũng như báo cáo cuối kỳ, cuối năm để có đánh giá kết quả KTNB của các đơn vị.

Trong kiểm tra, thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo cần kết hợp sử dụng kết quả KTNB của đơn vị để đưa vào đánh giá, xếp loại thanh tra cho giáo viên đó.

3.2.4.3. Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp

Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học, văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra, thanh tra hàng năm để các trường sớm có cơ sở xây dựng kế hoạch KTNB cho đơn vị mình.

Tổ chức các hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn về nghiệp vụ KTNB cho CBQL và thành viên cốt cán của Ban KTNB các trường học.

Mỗi học kỳ một lần kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các đơn vị, trong kiểm tra tập trung vào kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng trong đó có KTNB trường học. Có đánh giá cụ thể về việc xây dựng kế

hoạch, triển khai kiểm tra nội bộ; hiệu quả của KTNB trong việc tạo lập kỷ cương, nề nếp trường học.

Thực hiện báo cáo định kỳ cuối kỳ, cuối năm về công tác KTNB của đơn vị về bộ phận phụ trách cấp học của Phòng GD-ĐT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w