Kiểm tra, kiểm tra nội bộ, kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25)

1.2.1.1. Kiểm tra

Kiểm tra là quá trình xem xét thực tế, đánh giá thực trạng so với mục tiêu, phát hiện các mặt: tích cực, sai lệch, vi phạm để đưa ra quyết định điều chỉnh trong công tác quản lý.

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

- Đánh giá gồm: xác định chuẩn, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của việc thực hiện so với chuẩn mực.

- Phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý. - Điều chỉnh gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa), thúc đẩy (phát huy thành tích tốt) hoặc xử lý.

1.2.1.2. Kiểm tra nội bộ

KTNB theo nghĩa rộng là sự đánh giá thường xuyên và độc lập được thực hiện bởi ban KTNB về các hoạt động nói chung, cân nhắc, so sánh các kết quả thực tế theo kết quả dự định trong kế hoạch, về kế toán tài chính, về

các chính sách, các thủ tục, về việc sử dụng quyền hành, về chất lượng quản lý, về hiệu quả của các phương pháp, về các vấn đề đặc biệt và các giai đoạn khác của các hoạt động.

KTNB là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra quản lý. Sự thành công của một chương trình KTNB phần lớn phụ thuộc vào quan niệm về nhiệm vụ, về loại hình lãnh đạo mà người phụ trách kiểm tra nêu ra và chất lượng của các nhân viên kiểm tra .

1.2.1.3. Kiểm tra nội bộ trường học

KTNB trường học là “một dạng hoạt động quản lý của người hiệu trưởng nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không. Qua đó phát hiện những ưu điểm để động viên, kích thích hoặc phát hiện những thiếu sót, lệch lạc so với yêu cầu để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường”. [19, tr. 200]

Khái niệm trên được thể hiện rõ ở Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giáo dục - Đào tạo: “Việc kiểm tra công việc, hoạt động và các mối quan hệ của mọi thành viên trong nhà trường là trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng. Hiệu trưởng có thể huy động: phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và các cán bộ, giáo viên khác giúp hiệu trưởng kiểm tra với tư cách là người được uỷ quyền hoặc trợ lý nhưng hiệu trưởng vẫn nắm quyền tối hậu quyết định về những vấn đề quan trọng nhất của kiểm tra, người đưa ra kết luận cuối cùng và người chịu trách nhiệm về những kết luận đó”. [4]

KTNB trường học về thực chất là kiểm tra tác nghiệp, là hoạt động tự kiểm tra của nhà trường bao gồm hai hoạt động:

- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra tất cả các thành tố cấu thành hệ thống nhà trường, đặc biệt kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của mọi thành viên và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Việc tự kiểm tra trong nội bộ trường học.

Hiệu trưởng giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các bộ phận và mọi thành viên trong nhà trường mà mình quản lý. Hiệu trưởng có kinh nghiệm thường biết kiểm tra đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ. Xác định rõ ai, bộ phận nào thì kiểm tra thường xuyên; ai, bộ phận nào thì kiểm tra ít hơn và thậm chí có người, bộ phận không cần kiểm tra, vì họ luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách tự giác không cần có sự thúc đẩy nào. Đồng thời hiệu trưởng cũng xác định rõ nên kiểm tra vào lúc nào: nếu sớm quá thì không có gì để kiểm tra, nhưng nếu muộn quá mới kiểm tra thì nếu có sai sót rồi, lúc đó rất khó sửa chữa và làm lại.

1.2.1.4. Phân biệt Kiểm tra nội bộ và Kiểm tra thi đua trong giáo dục

Trong thực tiễn GD - ĐT, cần phân biệt hai loại hoạt động: kiểm tra thi đua, KTNB trường học.

a) Giống nhau.

- Mục đích: cả hai hoạt động đều đi sâu kiểm tra, theo dõi các hoạt động giáo dục để giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ.

- Chức năng: đều là hệ thống phản hồi, thực hiện việc tạo lập kênh thông tin phản hồi trong QLGD.

- Nội dung công việc: về thực chất đều là hoạt động kiểm tra - đánh giá.

b) Khác nhau.

Về tính chất, tổ chức, hoạt động, đối tượng và cách xử lý đều có những điểm khhác nhau, có thể so sánh qua bảng sau:

Khác

Tính chất

- Có tính chất tổ chức quản lý trong nội bộ là chủ yếu (song vẫn mang tính chất hành chính - pháp chế)

- Là chức năng tất yếu và thường xuyên của quá trình quản lý một cơ quan trường học

- Độngviên phong trào thi đua lao động của quần chúng.

- Kiểm tra, đánh giá, xếp loại phong trào lao động tập thể và cá nhân.

Tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do thủ trưởng cơ quan trực tiếp quyết định thành lập, tổ chức thực hiện (tổ chức ít ổn định)

- Khi có nhu cầu thì tổ chức để kiểm tra phong trào. Tổ chức mang tính tập thể (không ổn định)

Hoạt động

- Theo kế hoạch nội bộ. - Hoạt động trong hệ. - Mang tính tập thể. - Hoạt động có thể từ trong hệ hoặc ngoài hệ. Đối tượng

- Tập thể, cá nhân trong nội bộ với nhữngcông việc hoạt động và mối quan hệ của họ.

- Tập thể, cá nhân thường là diện rộng, đồng loạt với những hoạt động toàn diện, từng mặt hay chủ đề.

Xử lý

- Xem xét, phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ trong nội bộ.

- Khen thưởng, trách phạt, biểu dương người tốt, việc tốt.

- Biểu dương thành tích, khen thưởng.

- Có thể chỉ ra những yếu kém, thiếu sót, tồn tại và cùng nhau rút kinh nghiệm đánh giá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25)