Thực trạng về lực lượng kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 61)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

2.2.3. Thực trạng về lực lượng kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về thực trạng lực lượng kiểm tra nội bộ của 20 trường THCS

TT Thành phần

Ban kiểm tra nội bộ

Ban kiểm tra nội bộ các trường có

Trưởng Ban kiểm tra nội bộ

1 Hiệu trưởng 20 20

2 Phó Hiệu trưởng 20 0

3 Tổ trưởng chuyên môn 20 0

4 Tổ trưởng hành chính 20 0

5 Trưởng Ban Thanh tra nhân dân 20 0

6 Chủ tịch Công đoàn 20 0

7 Bí thư Chi đoàn 8 0

8 Tổng phụ trách Đội 10 0

9 Giáo viên cốt cán 8 0

Nhận xét:

Thành viên Ban KTNB nhà trường hầu hết là thành phần trong liên tịch mở rộng của nhà trường. Điều này dẫn đến tình trạng ở một số trường ra Quyết định thành lập Ban KTNB theo đúng cơ cấu thành viên liên tịch mà không xét đến năng lực, nghiệp vụ kiểm tra của các thành viên trong Ban KTNB nhà trường, đặc biệt là thành viên kiểm tra công tác tài chính, kiểm tra các hoạt động khác trong nhà trường. Do đó, cần phải thay đổi nhận thức của Hiệu trưởng về thành phần Ban KTNB nhằm sử dụng tốt nguồn nhân lực trong nhà trường, đồng thời phát huy vai trò của các thành viên trong Ban KTNB nhà trường.

* Để thu nhận những thông tin phản hồi trong đánh giá công tác KTNB, đánh giá Hiệu trưởng, đội ngũ kiểm tra viên của các nhà trường, chúng tôi dùng phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, GV và các cộng tác viên kiểm tra. Kết quả những đánh giá đã được thống kê trong những bảng sau:

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra nội bộ

TT Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt

1 Phẩm chất đạo đức 32 62 06

2 Trình độ chuyên môn 11 72 17

3 Kỹ năng đánh giá (Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ) 12 61 27 Qua số liệu thu thập được cho thấy, những người trong Ban KTNB năm học 2013-2014 đa số có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt; tận tình giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết, nhưng trong công việc KTNB đã bộc lộ những mặt hạn chế về nghiệp vụ kiểm tra do chưa được đào tạo, bồi dưỡng; do vậy, đối tượng kiểm tra và đồng nghiệp đã đánh giá như trên.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB, thông qua đó nhằm quản lý, chỉ đạo chuyên môn, quản lý nhà trường được tốt hơn, cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ kiểm tra cho CBQL và các cộng tác viên kiểm tra.

Bảng 2.8: Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của người Hiệu trưởng.

TT Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt

1 Phẩm chất chính trị 51 47 02

2 Tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp 57 37 06

3 Năng lực quản lý 32 47 21

4 Tinh thần trách nhiệm 54 42 04

Theo như kết quả điều tra cho thấy đa số CBGV nhìn nhận tốt về Hiệu trưởng nhưng trong đó cũng có một số ít GV còn chưa bằng lòng với năng lực hay cách quản lý của Hiệu trưởng, đối với họ uy tín của Hiệu trưởng chưa cao. Điều đó sẽ phần nào khó khăn trong công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng.

Hiệu trưởng cần luôn tự kiểm tra đánh giá chính mình, tự điều chỉnh công việc cũng như bản thân mình để tạo uy tín cao trước CBGV, nhân viên. Có như thế người Hiệu trưởng mới vững vàng lãnh đạo nhà trường đạt tới đích.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w