Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường THCS phù hợp với yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của từng trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 86)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

3.2.3. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường THCS phù hợp với yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của từng trường

THCS phù hợp với yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của từng trường THCS huyện Bố Trạch

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng kế hoạch KTNB là chức năng cơ bản trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Kế hoạch KTNB có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động KTNB của nhà trường trong một năm học, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực trong một đơn vị trường học cho việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, là căn cứ cho việc đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ năm học, tình hình đặc điểm của đơn vị để Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNB cho phù hợp và có tính khả thi. Các loại kế hoạch KTNB bao gồm:

a) Kế hoạch năm.

Đây là kế hoạch tổng hợp các hoạt động kiểm tra trong năm học của một nhà trường. Kế hoạch này đóng vai trò chủ đạo, chi phối các hoạt động kiểm tra của đơn vị là cơ sở để xây dựng các kế hoạch bộ phận. Kế hoạch phải bảo đảm các nội dung cơ bản sau:

- Phân tích đánh giá tình hình đặc điểm bên trong và bên ngoài của nhà trường, những thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm tra nội bộ.

- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện nhiệm vụ KTNB năm học.

- Lập kế hoạch công tác cho bản kế hoạch, kế hoạch phải xác định được các nội dung trọng tâm cần tập trung trong công tác KTNB trường học, khoảng thời gian thực hiện, các nguồn lực và con người đảm bảo cho việc thực hiện.

b b) Xây dựng các kế hoạch tác nghiệp.

c Đây là loại kế hoạch được lập cho một thời kỳ ngắn, trong phạm vi một học kỳ, một tháng, tuần. Kế hoạch tác nghiệp được coi là cầu nối giữa kế

hoạch năm với các công việc triển khai thực hiện, tập trung vào những hoạt động đặc biệt, các công việc chi tiết, cụ thể để thực hiện mục đích hay nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, các nguồn lực, người thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó.

Kế hoạch tác nghiệp của công tác KTNB có các loại sau: - Kế hoạch KTNB trong 1 học kỳ

- Kế hoạch KTNB trong 1 tháng - Kế hoạch KTNB trong 1 tuần

- Kế hoạch KTNB của thành viên Ban kiểm tra.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính xây dựng kế hoạch KTNB năm học của đơn vị dựa trên tình hình thực tế của đơn vị, các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học và quy định về KTNB nhà trường, sau đó họp Ban KTNB để thảo luận, góp ý, hoàn chỉnh bản kế hoạch năm. Trên cơ sở kế hoạch năm, Hiệu trưởng cụ thể hóa thành kế hoạch KTNB trong từng học kỳ, từng tháng, tuần và phân công cho các thành viên Ban KTNB hay từng nhóm thành viên thực hiện các nội dung công việc trong kế hoạch. Những nội dung công việc có thể chỉ mang tính định hướng, có thể cụ thể, chi tiết mà trong kế hoạch đã chỉ rõ.

Sau khi đã xây dựng hoàn thiện Kế hoạch KTNB, Hiệu trưởng có trách nhiệm thông báo công khai cho toàn trường biết để CBQL, GV, NV chủ động chuẩn bị và đưa vào kế hoạch của tổ, nhóm và từng cá nhân. Đồng thời cũng báo cáo kế hoạch này cho Phòng GD-ĐT biết để kiểm tra giám sát.

Từng thành viên hoặc nhóm thành viên ban KTNB căn cứ kế hoạch kiểm tra chung của Hiệu trưởng và nhiệm vụ được phân công để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cá nhân hoặc của nhóm từ đó để triển khai thực hiện. Đặc biệt chú ý kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu kiểm tra toàn diện giáo viên đã đề ra.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Kế hoạch KTNB trường học phải được xây dựng dựa trên kế hoạch năm học của đơn vị và phải được thông qua Ban KTNB của đơn vị góp ý, xây

dựng. Vì thế, kế hoạch KTNB trường học phải được xây dựng sau khi triển khai Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học, sau khi có quyết định thành lập Ban KTNB trường học.

- Việc xây dựng kế hoạch KTNB trường học cần căn cứ vào các hướng dẫn KTNB năm học của các cấp quản lý, phải gắn với thực tế của đơn vị, đặc biệt là kế hoạch của các tổ nhóm chuyên môn, các bộ phận trong nhà trường. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải được triển khai kịp thời, phân công, bố trí hợp lý công việc giữa các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w