Đánh giá nguyên nhân của thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 74)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

2.3.1. Đánh giá nguyên nhân của thành công và hạn chế

2.3.1.1. Nguyên nhân thành công

- Công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động KTNB được quan tâm đúng mức; hoạt động giáo dục của các nhà trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bố Trạch được đẩy mạnh và duy trì trong suốt những năm học qua.

- Công tác KTNB trường học là phần việc quan trọng trong quản lý, chỉ đạo nhà trường trong từng năm học; là việc làm tất yếu khi nhà quản lý muốn thu nhận các thông tin ngược trong quá trình quản lý giáo dục. KTNB trường trung học cơ sở có được một số kết quả trong những năm học qua là nhờ sự

nhận thức đúng đắn của Hiệu trưởng các nhà trường trung học cơ sở và đã chuyển hoá nó thành quá trình chỉ đạo trong công tác quản lý.

- Đội ngũ Hiệu trưởng và cộng tác viên kiểm tra trong các nhà trường có trình độ chuyên môn đảm bảo, có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình với công việc, đã nổ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Các trường học đã chú trọng việc xây dựng kế hoạch KTNB, tổ chức, chỉ đạo hoạt động KTNB trường học theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Phòng GD-ĐT và xác định được “kiểm tra là hoạt động nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng”. Các trường đã có Quyết định thành lập Ban KTNB trường học ngay từ đầu năm học và chỉ đạo ban KTNB tiến hành kiểm tra được hầu hết các nội dung cơ bản cần kiểm tra đối với một đơn vị trường học. Đặc biệt đối với hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được chú ý, dành thời gian nhiều hơn, thường xuyên hơn nhằm nắm bắt thông tin sát thực nhất cho các quyết định quản lý của mình. Nhờ có hoạt động kiểm tra được tiến hành thường xuyên mà mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện có hiệu quả.

2.3.1.2. Nguyên nhân tồn tại

- Đội ngũ Hiệu trưởng và cộng tác viên kiểm tra tuy có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị tốt, có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kiểm tra nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra giáo dục nên hiệu quả các cuộc kiểm tra chưa cao.

- Việc xây dựng kế hoạch KTNB của các nhà trường chưa thực sự có chất lượng, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.

- Nhà trường chưa quan tâm đến chế độ, quyền lợi của các thành viên trong ban kiểm tra, chưa thực sự tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho ban kiểm tra hoạt động thuận lợi. Điều đó đã ảnh hưởng tới định mức hoàn thành công việc và ảnh hưởng đến thái độ, chất lượng các cuộc kiểm tra.

- Trong kiểm tra còn nể nang hoặc đưa ra những nhận xét thiếu cụ thể, chưa có tính thuyết phục, chưa có những quyết định dứt khoát khiến cho giáo viên chưa biết hướng phấn đấu, sửa chữa, sự tư vấn và thúc đẩy chưa được

phát huy. Kiểm tra học sinh chủ yếu thông qua kết quả kiểm tra định kỳ và thông qua giáo viên chủ nhiệm. Việc kiểm tra trực tiếp học sinh của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng còn ít, thường chỉ khảo sát chất lượng cuối giờ dạy thao giảng hoặc kết hợp với kiểm tra toàn diện giáo viên.

- Việc xử lý sau kiểm tra khi có sai phạm còn nhẹ nhàng, chưa đưa ra những biện pháp mạnh để xử lý khiến cho giáo viên “nhờn” với kiểm tra. Ngược lại, người làm tốt cũng chưa có sự khích lệ kịp thời bằng vật chất, tinh thần xứng đáng để họ phát huy. Nhìn chung, việc kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa mang lại tác dụng thực sự. Chưa làm tốt việc sử dụng kết quả kiểm tra trong công tác thi đua khen thưởng cuối kỳ, cuối năm học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w