Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 76)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

2.3.2. Đánh giá chung

a) Ưu điểm

- Tất cả các trường được khảo sát đều có tổ chức hoạt động KTNB thường xuyên. Kết quả kiểm tra được phản ánh đầy đủ, khá cụ thể trong hồ sơ quản lý của hiệu trưởng.

- Việc kiểm tra được tiến hành trong từng học kỳ của mỗi năm học. - Có chú trọng kiểm tra các phần hành, kiểm tra hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

b) Nhược điểm

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ; hiểu KTNB chỉ như một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá do đó dẫn đến tư tưởng đối phó, hình thức.

- Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động kiểm tra cho toàn năm học chưa được chú trọng, thậm chí có một số đơn vị không xây dựng kế hoạch KTNB cho cả năm học. Kế hoạch KTNB của các nhà trường chưa thực sự có chất lượng, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị. Việc triển khai, chỉ đạo kiểm tra còn khá sơ sài.

- Khâu đánh giá trong kiểm tra còn bị xem nhẹ: việc xác định các chuẩn chưa đúng (thường là hạ thấp chuẩn); việc so sánh thực trạng với chuẩn còn nhiều bất cập.

- Nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra chưa đầy đủ. Thường chỉ tập trung chủ yếu vào một số hoạt động như kiểm tra hồ sơ, dự giờ... và không thường xuyên; các hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung vào các đợt thi đua trong năm học, chuẩn bị kết thúc học kỳ và kết thúc năm học.

- Xác định mục tiêu của hoạt động kiểm tra chưa đầy đủ. Chưa chú ý đến việc đề ra các biện pháp uốn nắn, giúp đỡ cần thiết.

- Trình độ nghiệp vụ của người kiểm tra còn hạn chế, hầu như coi việc kiểm tra giảng dạy chỉ là dự một vài tiết lên lớp, với việc quan sát tổ chức bài học mà chưa thật sự chú trọng phân tích để rút ra được những kinh nghiệm sư phạm cần thiết sau mỗi tiết lên lớp.

- Việc tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra và hướng dẫn cách làm cụ thể cho cán bộ, giáo viên cũng như việc phân cấp trong kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức; ít chú ý đến việc nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm sư phạm trước và sau kiểm tra.

2.4. Tiểu kết chương 2

Trong những năm qua, cùng với các hoạt động giáo dục khác, các trường THCS ở huyện Bố Trạch đã đẩy mạnh hoạt động KTNB trường học. Chính hoạt động này đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nói chung của các trường THCS. Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhiệm vụ thì kết quả của các hoạt động KTNB vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự trở thành một động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để khắc phục tình trạng này, cần phải có những giải pháp khoa học, khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB các trường THCS ở Huyện Bố Trạch. Căn cứ vào những cơ sở lý luận đã được trình bày ở chương 1 và thực trạng đã khảo sát trình bày trong chương 2, chúng tôi đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB ở các trường THCS Huyện Bố Trạch tại chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w