Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 43)

nội bộ trường trung học cơ sở

Hoạt động KTNB trường học có những chức năng riêng, các chức năng vận động theo một quy luật chung tạo nên chất lượng toàn diện của hệ thống. Kiểm tra luôn kèm theo đánh giá, mà đánh giá chính là việc bộc lộ ra giá trị bản chất đích thực của sự việc. Mỗi sự việc trong nhà trường đều liên quan mật thiết tới hành vi và quyền lợi của con người hiện tại. Chính vì thế chất lượng của kiểm tra cần phải xác định trên cơ sở phẩm chất, năng lực của những con người trọng yếu trong nhà trường ấy. Vì vậy hoạt động KTNB có hiệu quả hay không có hiệu quả như mong muốn, nó quy tụ lại ở những yếu tố bên trong nhà trường như sau:

1.4.3.1. Nhân cách người CBQL (hiệu trưởng)

- Phẩm chất chính trị của người hiệu trưởng: Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người hiệu trưởng: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.

- Năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của hiệu trưởng: Đạt trình độ chuẩn đào tạo. Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục bậc THCS; Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường. Dự báo

được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học.

- Nghiệp vụ KTNB của hiệu trưởng. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định; Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý; Sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục để đề ra các giải pháp phát triển nhà trường.

- Kỹ năng đánh giá, tư vấn, thúc đẩy của hiệu trưởng: Kiểm tra và đánh giá chính xác, khách quan là một biện pháp giúp đỡ đối tượng, nhưng để giúp đỡ hiệu quả hơn thì không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mà hiệu trưởng còn có nhiệm vụ tư vấn cho đối tượng được kiểm tra, chỉ cho họ những biện pháp để khắc phục những tồn tại, yếu kém, chỉ ra việc sử dụng những phương pháp dạy học và giáo dục chưa hợp lý, sự vận dụng phương pháp chưa sát với hoàn cảnh của lớp học và đưa ra những yêu cầu cần phải thực hiện. Tư vấn phải nhằm giúp giáo viên tự phân tích các hoạt động sư phạm của mình. Tự đánh giá khoảng cách giữa yêu cầu đặt ra đối với bài dạy với kết quả đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để cải thiện nghiệp vụ sư phạm. Phân tích trách nhiệm cá nhân và tập thể tăng khả năng tham gia vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục.

1.4.3.2. Ý thức, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên

- Tư tưởng, phẩm chất đạo đức của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. Biết liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng. Chấp hành quy chế của ngành. Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công. Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 43)