Thực trạng về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 64)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

2.2.5. Thực trạng về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

Quảng Bình hầu như chỉ tập trung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là chính, chưa chú ý đến việc xây dựng quy chế hoạt động mà chỉ làm theo kinh nghiệm; chưa quy định trách nhiệm cụ thể các thành viên và việc chọn lựa các thành viên vào Ban kiểm tra nội bộ, dẫn đến việc có một số thành viên Ban KTNB chỉ có tên trong Quyết định cho đủ thành phần, cơ cấu, chưa phát huy hết vai trò của các thành viên Ban kiểm tra nội bộ. Công tác kiểm tra tài chính và các hoạt động khác tuy có kiểm tra nhưng vẫn còn sơ sài, mang tính hình thức, thậm chí có trường nhầm lẫn vai trò của Ban Thanh tra nhân dân trong việc kiểm tra tài chính nhà trường.

2.2.5. Thực trạng về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở học cơ sở

Đội ngũ cán bộ quản lý và cộng tác viên kiểm tra của các trường THCS đa số chưa được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra một cách bài bản, một số thành viên Ban KTNB trường học trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu do đó gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Cán bộ quản lý chưa nắm được những phương pháp, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất khoa học để xem xét, đánh giá, khẳng định xem các bộ phận, cá nhân trong trường có hoạt động theo đúng mục tiêu, quyết định

và kế hoạch đã đề ra hay không để đưa ra các biện pháp uốn nắn, giúp đỡ cần thiết; chưa có kỹ năng kiểm tra theo mục tiêu, kế hoạch và hệ thống. Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kiểm tra trong trường còn yếu; coi kiểm tra giảng dạy chỉ là dự vài giờ lên lớp, chỉ kiểm tra khía cạnh tổ chức bài học, thiếu đi sâu vào nội dung, phương pháp, phân tích bài học hời hợt, thiếu liên hệ giữa việc thực hiện chương trình và tri thức, ít phân tích tác dụng của bài học.

Cán bộ quản lý ít chú ý đến việc nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm sư phạm trước và sau kiểm tra. Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học.

Việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra càng trở nên bức xúc khi công tác KTNB được đặt ra đúng mức, thường xuyên. Đồng thời, công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông - đặc biệt là những thay đổi về nội dung chương trình, phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT, sử dụng trang thiết bị trong dạy học ... bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của người cán bộ thực hiện kiểm tra phải tương ứng để hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w