trường THCS
1.2.3.1. Giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp chính là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định, nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy.
Theo Nguyễn Văn Đạm (1999): “Giải pháp là toàn bộ ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới việc khắc phục một khó khăn”.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp. Điểm giống nhau của các khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một vấn đề. Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích.
Theo Nguyễn Văn Đạm (1999) thì “phương pháp được hiểu là trình tự cần theo trong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một công việc có mục đích nhất định”.
Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, thì Biện pháp là “cách làm, hành động, đối phó, lựa chọn để đi tới một mục đích nhất định”.
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệm trên, nhưng nó cũng có điểm riêng. Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhất định. Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp.
1.2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KTNB trường học là hệ thống các phương pháp, cách thức, tổ chức, điều khiển toàn bộ công tác KTNB trường học nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, muốn nâng cao hiệu quả công tác KTNB phải đảm bảo tính nguyên tắc trong công tác chỉ đạo hoạt động kiểm tra, thanh tra. Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động trong công tác KTNB là những tư tưởng, luận điểm cơ bản quy định việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức kiểm tra phù hợp, đó là những tri thức mang tính chuẩn mực được tổng kết từ thực tiễn có tính khách quan, là chỗ dựa đáng tin cậy về lý luận, giúp định hướng đúng đắn trong hoàn cảnh phức tạp để tự mình giải quyết những
nhiệm vụ trong các tình huống cụ thể, đa dạng và biết tổ chức một cách khoa học việc kiểm tra để đạt hiệu quả tối ưu.