Thực trạng về thực hiện công tác sau kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 70)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

2.2.8. Thực trạng về thực hiện công tác sau kiểm tra nội bộ trường học

Chúng tôi khảo sát một số hồ sơ của 30 trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả như sau:

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thực hiện công tác sau kiểm tra nội bộ trường học.

TT Nội dung khảo sát Tốt Khá Chưa

tốt

1

Hiệu trưởng có trao đổi thông tin, phân tích cụ thể về kết quả kiểm tra trong các cuộc họp định kỳ của nhà trường

12 11 7

2

Hiệu trưởng có tổng hợp các kiến nghị của Ban kiểm tra nội bộ để tiến hành điều chỉnh hoạt động của nhà trường

9 11 10

3

Trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, có nội dung thảo luận kết quả kiểm tra của nhà trường để rút kinh nghiệm và tìm biện pháp khắc phục

4

Trong họp HĐSP hàng tháng, dùng kết quả kiểm tra để đánh giá tiến độ và chất lượng thực hiện công việc theo kế hoạch năm học

4 12 14

5

Ban kiểm tra nội bộ có duy trì sinh hoạt định kỳ để rút kinh nghiệm, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra và điều chỉnh những phát sinh (nếu có)

0 12 18

6 Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học có

điều chỉnh, bổ sung trong năm học 4 7 19

7

Hiệu trưởng sử dụng biện pháp góp ý, nhắc nhở khi xảy ra những vấn đề phát sinh vi phạm

19 11 0

8 Có biện pháp tập trung khắc phục những

hạn chế mà qua kiểm tra đã phát hiện 5 14 11 9 Có biện pháp nhân rộng điển hình mà

qua kiểm tra đã phát hiện 6 11 13

Qua khảo sát, ta thấy:

- Có 76,7% đánh giá khá tốt việc Hiệu trưởng có thông tin, phân tích cụ thể về kết quả kiểm tra trong các cuộc họp định kỳ của nhà trường; có 66,7% đánh giá khá tốt việc Hiệu trưởng có tổng hợp các kiến nghị của Ban KTNB để tiến hành điều chỉnh hoạt động của nhà trường;

- Có 100% Hiệu trưởng các trường sử dụng biện pháp góp ý, nhắc nhở khi xảy ra những vấn đề phát sinh vi phạm;

- Có từ 43,3% - 53,3% đánh giá khá tốt việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, có nội dung thảo luận kết quả kiểm tra của nhà trường để rút kinh nghiệm và có tìm biện pháp khắc phục; dùng kết quả kiểm tra để đánh giá tiến độ và chất lượng thực hiện công việc theo kế hoạch năm học; Ban KTNB có duy trì sinh hoạt định kỳ để rút kinh nghiệm, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra và điều chỉnh những phát sinh (nếu có); có biện pháp tập trung

khắc phục những hạn chế cũng như nhân rộng điển hình các mặt tích cực mà qua kiểm tra đã phát hiện;

- Chỉ có 36,7% đánh giá khá tốt việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch KTNB trường học trong năm học.

Nhận xét:

Với kết quả thống kê trên cho thấy, việc thực hiện công tác sau KTNB ở các trường trung học cơ sở chưa tốt. Hiệu trưởng các trường chưa làm tốt công tác tổng hợp kết quả từng mảng công việc và công khai trong hội đồng sư phạm nhà trường để các cá nhân, bộ phận rút kinh nghiệm; từ đó kịp thời điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường trong thời gian tiếp theo. Hiệu trưởng các trường có quan tâm đến việc nhân rộng điển hình các cá nhân, bộ phận làm tốt cũng như chỉ rõ những việc làm còn hạn chế để tìm biện pháp khắc phục, nhưng chưa kịp thời cũng như chưa tạo động lực thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong nhà trường được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Thăm dò 100 giáo viên của 10 trường THCS trong việc sử dụng kết quả KTNB chúng tôi có bảng sau:

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về việc sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ.

TT Nội dung khảo sát Tốt Khá Không

1 Kết quả kiểm tra nội bộ được đưa vào

đánh giá thi đua cuối kỳ, cuối năm 23 43 34

2

Giáo viên xếp loại tốt trong các đợt kiểm tra nội bộ được nhà trường biểu dương, khen thưởng

43 35 32

3

Kết quả kiểm tra nội bộ hàng năm của cá nhân được sử dụng kết hợp để đánh giá trong các đợt thanh tra của Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT.

15 37 48

4 Kết quả kiểm tra nội bộ được sử dụng để xem xét trong đề xuất cán bộ nguồn,

đề bạt cán bộ quản lý. Qua bảng số liệu cho thấy:

- Có 66% kết quả KTNB trường học đã được các trường chú ý đưa vào xét thi đua cuối kỳ, cuối năm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; 68% số giáo viên xếp loại tốt trong các đợt KTNB được nhà trường biểu dương, khen thưởng, 69% kết quả KTNB được sử dụng để xem xét trong đề xuất cán bộ nguồn, đề bạt cán bộ quản lý.

- Có 48% kết quả KTNB trường học của giáo viên không được sử dụng kết hợp để đánh giá trong các đợt thanh tra của Phòng GD-ĐT, Sở GD- ĐT. Điều này cho thấy kết quả KTNB chưa phản ánh thực chất năng lực của giáo viên nên kết quả đánh giá của của đoàn thanh tra và kết quả đánh giá trong KTNB có sự sai lệch.

- Việc sử dụng kết quả KTNB hàng năm được các nhà trường chú ý để xem xét trong đề xuất cán bộ nguồn, đề bạt cán bộ quản lý. Tuy nhiên có 31% cho rằng chưa sử dụng kết quả KTNB hàng năm.

Việc sử dụng kết quả KTNB trong công tác thi đua, khen thưởng, đề xuất cán bộ nguồn, đề bạt cán bộ quản lý là rất quan trọng, nó tạo được động lực phấn đấu liên tục trong mỗi cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, để được đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, cấp trên ghi nhận. Chính vì thế Hiệu trưởng nhà trường cần đánh giá đúng và sử dụng tốt kết quả kiểm tra nội bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w