Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 90)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

3.2.5. Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến

làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Thông qua sơ kết, tổng kết công tác KTNB để đánh giá lại những mặt mạnh, mặt hạn chế trong công tác KTNB trường học của một học kỳ, một năm học từ đó rút kinh nghiệm để phát huy, điều chỉnh trong công tác quản lý, đồng thời kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những điển hình tiên tiến của đơn vị.

Tạo được động lực cho cán bộ, giáo viên phấn đấu vì sự hoàn thiện bản thân, vì sự tiến bộ của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Việc KTNB được tiến hành theo kế hoạch năm, tháng, tuần hoặc theo các đợt thi đua; được phân công cho các thành viên Ban KTNB thực hiện, nhiều nội dung kiểm tra do một nhóm thành viên thực hiện. Vì vậy, cần thiết phải có các cuộc họp định kỳ để thảo luận, rút kinh nghiệm và thông báo kết quả kiểm tra cho tập thể hội đồng nhà trường. Đồng thời tiến hành sơ kết cuối học kỳ 1, tổng kết cuối năm học một cách nghiêm túc. Qua đó kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho nhà trường, nhân rộng những kinh nghiệm hay, những điển hình tiên tiến.

Việc sử dụng kết quả KTNB trong công tác thi đua, khen thưởng vào cuối năm học, đề xuất cán bộ nguồn, đề bạt cán bộ quản lý là rất quan trọng, nó tạo được động lực phấn đấu liên tục trong mỗi cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, để được đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, cấp trên ghi nhận. Chính vì thế Hiệu trưởng nhà trường cần đánh giá đúng và sử dụng tốt kết quả kiểm tra nội bộ.

Kết quả KTNB hàng năm của mỗi giáo viên, nhân viên được lưu vào hồ sơ thanh tra, kiểm tra của cá nhân, nó là minh chứng cụ thể cho năng lực của mỗi cá nhân và lưu giữ cả quá trình công tác, là căn cứ quan trọng để xét nâng lương, chuyển ngạch, đề bạt cán bộ quản lý...

Những kinh nghiệm hay, những cách làm có hiệu quả trong công tác KTNB trường học cần được tổng kết, triển khai và nhân rộng ra các trường THCS khác trên địa bàn huyện Bố Trạch.

3.2.5.3. Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp

- Tổ chức họp, đánh giá định kỳ hoạt động của Ban KTNB trường học, thẳng thắn nhìn nhận những việc làm được, chưa làm được, những thành viên Ban KTNB làm tốt, chưa làm tốt trong công tác kiểm tra. Có tuyên dương khen thưởng cụ thể cho các thành viên Ban KTNB. Những thành viên chưa hoàn thành nhiệm vụ phân công, cần thiết có thể miễn nhiệm để thay thế người khác có năng lực hơn.

- Tổ chức sơ kết cuối học kỳ 1, tổng kết cuối năm học về công tác KTNB trường học, rút kinh nghiệm và nhân rộng những điển hình tiên tiến phát hiện được trong quá trình KTNB.

- Sử dụng một cách hợp lý kết quả KTNB với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao để đánh giá thi đua, xếp loại viên chức cuối năm, làm tốt công tác thi đua khen thưởng để tạo động lực phấn đấu cho tập thể, cá nhân trong đơn vị.

- Phát hiện, đề xuất cán bộ nguồn, bổ nhiệm cán quản lý đối với cán bộ giáo viên là thành viên Ban KTNB hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hoạt động KTNB trường THCS là một trong những hoạt động quản lý có tầm quan trọng đặc biệt có chức năng chủ yếu là kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý giáo dục. Để góp phần nâng cao hiệu quả KTNB trường THCS, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nêu trên. Các giải pháp trên đây có tính độc lập tương đối nhưng đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại lẫn nhau. Mỗi giải pháp đều có

những tác động nhất định đến khách thể nghiên cứu và khi được tổ chức thực hiện trong mối quan hệ tương tác một cách đồng bộ, thống nhất mới tạo được sức mạnh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý giáo dục bậc THCS trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w