0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Khái quát chung về vị trí địa lý, kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 47 -47 )

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của

2.1.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, kinh tế, xã hộ

Huyện Bố Trạch là một trong 7 huyện, thị của tỉnh Quảng Bình. Ranh giới của huyện: phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá và Quảng Trạch, phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá, phía Đông Nam giáp thành phố Đồng Hới, phía Đông giáp biển Đông, với diện tích tự nhiên 2.123,1km2.

Huyện Bố Trạch có 30 xã, thị trấn, trong đó có 9 xã miền núi và 2 xã vùng núi rẻo cao, có 24 km bờ biển và trên 40 km đường biên giới Việt Lào. Huyện có quốc lộ 1A, 2 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh, đường sắt dọc tuyến đường quốc lộ 15A, tỉnh lộ 2, 2B, 3, tỉnh lộ 20 nối liền các tuyến đường dọc huyện, có cửa khẩu Kà Roòng - Noọng Ma (Lào). Biển nơi đây có nhiều loại hải sản, đặc biệt huyện có bãi tắm du lịch Đá Nhảy, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới. Đó chính là thế mạnh để phát triển ngành du lịch, dịch vụ của huyện.

Bố Trạch có diện tích đất rừng khá lớn 172.365,91 ha, trong đó rừng đặc chủng 93.005,51 ha, đặc biệt là núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng với nhiều loại gỗ quý và động vật quý hiếm, nơi đây là điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều hang động nổi tiếng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 928,13 ha với nhiều hải sản quý, hiếm. Điều kiện tự nhiên vừa có biển, núi, đồng bằng tạo thuận lợi cho huyện Bố Trạch phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, nông,

lâm, ngư nghiệp....

Hiện nay, dân số toàn huyện Bố Trạch khoảng 180.355 người, trong đó lực lượng lao động chiếm 105.724 người (năm 2013), phân bố đều 28 xã và 02 thị trấn.

Điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử và quá trình đấu tranh chống thiên tai, hiểm họa đã hun đúc nên bản sắc con người Bố Trạch: cần cù, yêu lao động, chịu đựng gian khổ, thông minh, sáng tạo, sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, đậm đà tình làng, nghĩa xóm, thủy chung son sắt với bạn bè, giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, giàu đức tính hy sinh, có tinh thần đoàn kết cộng đồng cao.

Kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp, đánh cá và nghề rừng. Cuộc sống vật chất gặp không ít khó khăn, thiếu thốn nhưng con người Bố Trạch rất hiếu học. Truyền thống hiếu học được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bản sắc con người Bố Trạch và truyền thống quý báu đó ngày nay đang được kế thừa, phát huy trong cuộc sống cũng như xây dựng quê hương, phấn đấu đưa Bố Trạch ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Kinh tế tăng trưởng 10,18% hàng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Những chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã kéo theo sự phát triển không ngừng về văn hoá xã hội. Trên lĩnh vực văn hoá giáo dục tiếp tục đạt nhiều tiến bộ cả về quy mô, chất lượng và đa dạng về hình thức đào tạo, CSVC được quan tâm đầu tư, chất lượng dạy và học được nâng lên, số HS giỏi tỉnh ngày càng tăng. CSVC cho giáo dục được UBND huyện Bố Trạch thường xuyên quan tâm đúng mức. Hệ thống trang thiết bị, văn phòng làm việc, nhà ở GV, hệ thống GDMN đến THPT đang từng bước được đầu tư xây dựng. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng GD - ĐT của huyện nhà trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 47 -47 )

×