Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56)

Bắc Ninh là một tỉnh nằm tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa của cả nƣớc, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, có thế mạnh về các làng nghề truyền thống lâu đời, có thể khai thác các mối quan hệ kinh tế với các địa phƣơng khác một cách rễ dàng. Năm 2008, Bắc Ninh có khoảng 3.100 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 16 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có số vốn đăng ký là 5,2 đến 5,5 tỷ đồng. Trong đó: 559 doanh nghiệp tƣ nhân, 482 Công ty cổ phần và 1.991 Công ty TNHH; 246 chi nhánh, 27 văn phòng đại diện, kinh tế tƣ nhân đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách: năm 2008 nộp 327.102 triệu đồng cho ngân sách nhà nƣớc.

Để có đƣợc kết quả trên, Bắc Ninh đang thực hiện hiệu quả một loạt các biện pháp để hỗ trợ kinh tế tƣ nhân phát triển:

- Thứ nhất, đơn giản hóa thủ tu ̣c hành chính và cải thiê ̣n môi trƣờng kinh doanh: thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông”, triển khai rà soát các quy định về thủ tục hành chính của các ngành, các cấp; Thời gian hoàn thành thủ tục gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp chỉ còn 5 ngày theo quy định, giảm số lần đi lại của công

47

dân trong thành lập doanh nghiệp từ 13 lần xuống còn 3 lần, giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian và chi phí, sớm gia nhập thị trƣờng. Ngoài ra UBND tỉnh ra Quyết đi ̣nh , ban hành Quy đi ̣nh về trình tƣ̣ , thủ tục đầu tƣ xây dựng của doanh nghiê ̣p ngoài khu công nghiê ̣p ta ̣i tỉnh đã giúp doanh nghiê ̣p n ắm rõ ; giúp doanh nghiê ̣p rút ngắn thời gian thƣ̣c hiê ̣n các thủ tu ̣c đầu tƣ tƣ̀ trên 111-151 ngày xuống còn 83-110 ngày và rút gọn các loại hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tƣ từ trên 62 loại trƣớc đây xuống còn tƣ̀ 27 loại. Tƣ̀ nhƣ̃ng nỗ lƣ̣c trên , chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh ngày càng đƣơ ̣c cải thiê ̣n , thƣ́ tƣ̣ xếp ha ̣ng năm sau tăng hơn năm trƣớc, thứ 16 (năm 2008) và năm 2009 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh tăng lên 6 bâ ̣c đƣ́ng thƣ́ 10, năm 2010 đứng thứ 6 so với toàn quốc và là một trong 3 tỉnh dẫn đầu chỉ số PCI của các tỉnh miền Bắc.

- Thứ hai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp: việc đào tạo nguồn nhân lực ngày càng đƣợc chú trọng hơn. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề không ngừng nâng cao chất lƣợng tay nghề, ngành học cho các học viên; giúp học viên ra trƣờng thích ứng ngay các điều kiện làm việc của các thành phần kinh tế, nhất là các thành phần kinh tế tƣ nhân, trong các lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ....Từ năm 2006 đến nay, bằng nguồn ngân sách của Trung ƣơng, Tỉnh, nguồn huy động và đóng góp của doanh nghiệp trên địa bàn đã tổ chức nhiều khoá học đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: 15 lớp khởi sự doanh nghiệp cho khoảng 600 lƣơ ̣t ngƣ ời.

- Thứ ba, chính sách liên quan đến đất đai: UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã và thành ph ố, xây dựng quy hoạch về đất đai, tổ chức việc cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố quy hoạch xây dựng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp trong thủ tục giải phóng mặt bằng. Các doanh nghiệp, đƣợc tạo mọi điều kiện thuận lợi thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng các khu công nghiệp tập trung; các khu công nghiệp đa nghề và làng nghề, định hƣớng cho việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch; sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả.

48

Nhờ những chính sách trên, kinh tế tƣ nhân ở Bắc Ninh đang hoạt động hiệu quả, khai thác đƣợc tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng về tiền vốn, lao động, tay nghề bậc thợ, nhất là các vùng có nhiều làng nghề truyền thống, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết hàng chục nghìn lao động có việc làm, tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56)