Điều kiện tự nhiên của Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)

* Về vị trí địa lý

Bình Dƣơng thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2 xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Với tọa độ địa lý 10o

51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o

20'- 106o58' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc. Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáptỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dƣơng là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sƣờn phía nam của dãy Trƣờng Sơn, nối nam Trƣờng Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình nguyên có địa hình lƣợn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí địa lý của Bình Dƣơng nhƣ vậy có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một hệ thống hòa nhập trong vùng ảnh hƣởng của TP HCM và có vị trí tƣơng tác nhất định với hệ thống địa phƣơng chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thúc đẩy khu vực KTTN của Bình Dƣơng giao lƣu kinh tế, xuất khẩu hàng hóa với các địa phƣơng khác.

Tuy nhiên, Bình Dƣơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tình, thành phố nhƣ: TP HCM, Đồng Nai… các tỉnh này đều có vị trí thuận lợi và có sự tƣơng đồng về vị trí địa lý cũng nhƣ địa hình của Bình Dƣơng. Do vậy, Bình Dƣơng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các địa phƣơng trên trong việc thu hút vốn đầu tƣ và nguồn nhân lực chất lƣợng, gây khó khăn cho khu vực KTTN.

Tài nguyên thiên nhiên

Đất đai Bình Dƣơng rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất nhƣ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có

56

khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13.Đất phù sa Giây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, thị xã Dĩ An, đất thấp mùn Giây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối.

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dƣơng xƣa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý nhƣ căm xe, sáo, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hƣơng... Rừng Bình Dƣơng còn cung cấp nhiều loại dƣợc liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dƣơng còn là một vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dƣới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dƣơng sớm hình thành nhƣ gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài... Bình Dƣơng có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhƣng tập trung nhất là ở các huyện nhƣ Dĩ An, thị xã Tân Uyên, Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một.

Nhƣ vậy, điều kiện tự nhiên Bình Dƣơng tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN có thể mở rộng quy mô sản xuất. Cung cấp nguyên liệu cho ngành nghề thủ công sử dụng nguyên liệu và kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)