Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93)

- Trong thời gian qua, mặc dù hệ thống pháp luật về kinh doanh đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, nhƣng nhìn chung vẫn chƣa đầy đủ, tính ổn định chƣa cao, một số văn bản quy định còn chồng chéo, đôi khi không rõ ràng, tính hiệu lực chƣa cao, đã gây khó khăn cho cả cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân trong quá trình thực thi pháp luật, ví dụ những khó khăn về giải phóng mặt bằng, giá đền bù chƣa hợp lý, ngƣời dân không tự giác chấp hành trong khi chế tài xử lý chƣa nghiêm dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, hộ gia đình còn chậm dẫn đến việc khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

- Công tác cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nƣớc đã có nhiều tiến bộ, nhƣng diễn ra còn chậm và không đồng đều ở tất cả các cơ quan. Đơn vị nên chƣa thực sự tạo môi trƣờng thông thoáng cho các doanh nghiệp, còn gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi giải quyết các công việc có liên quan tới các cơ qua quản lý Nhà nƣớc.

- Các cấp, các ngành chƣa phối hợp chặt chẽ trong quản lý nhà nƣớc đối với thành phần kinh tế tƣ nhân: việc phổ biến, hƣớng dẫn chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về doanh nghiệp chƣa kịp thời và sâu rộng tới các tổ chức nhân dân; tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho ngƣời quản lý doanh nghiệp chƣa

84

nhiều; các chính sách khuyến khích đối với khu vực kinh tế tƣ nhân chậm đƣợc cụ thể hóa và triển khai thực hiện; việc quản lý theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp sau cấp đăng ký kinh doanh và chấp thuận đầu tƣ còn chƣa chặt chẽ.

- Các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động song chất lƣợng lao động rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo, theo Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp năm 2013 và phƣơng hƣớng hoạt động của doanh nghiệp năm 2014 do Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng cung cấp: năm 2013 có tới 64,1% số lao động thuộc các loại hình doanh nghiệp chƣa qua đào tạo nghề, chỉ có 30,4% lao động đƣợc đào tạo nghề, trong đó 9,0% là sơ cấp nghề, 3,1% trung cấp nghề, 4,3% là trung cấp chuyên nghiệp, 9,1% số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên. Xuất phát từ năng lực hạn chế trong quản lý điều hành dẫn tới khả năng nghiên cứu thị trƣờng của doanh nghiệp không cao, doanh nghiệp thƣờng tỏ ra lúng túng, khó khăn khi đối phó với những thay đổi bất thƣờng từ thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới. Khả năng tự đào tạo, thƣờng xuyên cập nhật kiến thức của chủ các cơ sở KTTN hiện nay chƣa nhiều và thƣờng là do tự thân từng ngƣời, từng doanh nghiệp có nhu cầu thì đào tạo hoặc thuê chuyên gia đào tạo riêng. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, hoặc với các hiệp hội doanh nghiệp trong việc mở các khóa đào tạo ngắn hạn, định kỳ cho các doanh nghiệp có nhƣng không nhiều.

- Chƣa có sự định hƣớng của một tổ chức, cũng nhƣ các cơ sở sản xuất kinh doanh chƣa thực sự chủ động trong quá trình tìm kiếm sự liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh, chủ yếu là do các cơ sở sản xuất kinh doanh khi thấy nhu cầu thực sự cần thiết thì mới tìm kiếm sự hợp tác với các đơn vị khác, vai trò trong hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp chƣa thực sự nổi bật, chƣa thể hiện đƣợc là chỗ dựa cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

- Nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hiện nay đang là vấn đề rất bức xúc của khu vực kinh tế tƣ nhân, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay lãi suất Ngân hàng đang ở mức rất cao do lạm phát tăng. Năm 2009, chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi xuất 0,4% cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đầu tƣ mở rộng sản xuất, song thủ tục cho vay

85

của các ngân hàng cũng hết sức rắc rối và yêu cầu tài sản thế chấp mà khu vực KTTN rất khó đáp ứng đƣợc yêu cầu trên, nên khu vực kinh tế tƣ nhân chƣa thể tiếp cận với các nguồn vốn ƣu đãi. Tài sản cố định của khu vực KTTN có giá trị không cao, nên nhiều cơ sở mặc dù vay đƣợc vốn Ngân hàng nhƣng cũng ở mức rất thấp, không đủ đáp ứng cho nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị mình

Tóm lại, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, kinh tế Bình Dƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình đạt khá 9,8%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 19,2 triệu đồng/ngƣời/năm, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực…Có đƣợc những thành tựu đó là nhờ có sự đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế tƣ nhân, kết quả nghiên cứu cho thấy kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng nể, thể hiện ở sự gia tăng mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng các cơ sở kinh tế cá thể và các doanh nghiệp, quy ô sản xuất ngày càng đƣợc mở rộng, quy mô nguồn vốn, quy mô lao động ngày càng tăng, tốc độ tăng doanh thu và nộp ngân sách nhà nƣớc năm sau cao hơn năm trƣớc, trong những năm qua hầu nhƣ các doanh nghiệp làm ăn có lãi, trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài làm ăn thua lỗ. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, kinh tế tƣ nhân ở Bình Dƣơng cũng còn những hạn chế nhƣ sự phát triển còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, chƣa có doanh nghiệp nào đạt tầm cỡ, nguồn vốn có hạn khó đầu tƣ vào công nghệ hiện đại, sức cạnh tranh yếu, không ít đơn vị còn trốn tránh trách nhiệm đối với nhà nƣớc, gây ô nhiễm môi trƣờng…Vì vậy căn cứ vào kết quả nghiên cứu tác giả dự báo tình hình kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo, xác định phƣơng hƣơng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tƣ nhân để phát huy những mặt mạnh vốn có của tỉnh, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực do kinh tế tƣ nhân gây ra.

86

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

4.1. Những căn cứ cho việc đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Bình Dƣơng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)