Định hướng của tỉnhBình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103)

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Bình Dƣơng và thực tiễn phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, định hƣớng phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian tới là:

- Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, theo hƣớng minh bạch, dân chủ hóa để động viên, giải phóng các nguồn lực, nhân dân tin tƣởng, hăng hái đầu tƣ phát triển KTTN, thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển, giải quyết việc làm và đời sống cho ngƣời lao động. Đổi mới và nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nƣớc đối với KTTN phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng số lƣợng doanh nghiệp mới thành lập, mở rộng và phát triển các doanh nghiệp hiện có. Đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý, nâng cao năng lực

94

cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Hình thành một số doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, hình thành các tập đoàn KTTN, tạo điều kiện để các tập đoàn này tham gia và các chƣơng trình trọng điểm của Tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho khu vực KTTN, có chính sách giải quyết tốt các vấn đề đất đai, mặt bằng, nhà xƣởng, tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Phát triển trên cơ sở quy hoạch các ngành nghề của các hộ kinh doanh cá thể ở những lĩnh vực phù hợp. Khuyến khích tăng thêm vốn và trình độ của những hộ kinh doanh nhỏ. Có cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.

- Tạo điều kiện để KTTN tham gia tích cực vào chƣơng trình xây dựng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, trƣớc hết là công nghiệp chế biến. Khuyến khích KTTN tham gia vào những dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính, ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, tƣ vấn...), tăng cƣờng tham gia vào các hoạt động công ích, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... Mở rộng hoạt động đầu tƣ ra các tỉnh thành khác trong cả nƣớc và từng bƣớc đầu tƣ ra nƣớc ngoài của KTTN.

Những định hƣớng trên đòi hỏi phải đƣợc triển khai cụ thể, sáng tạo thông qua hệ thống các giải pháp phù hợp với đặc điểm riêng của Bình Dƣơng nhằm thúc đẩy phát triển KTTN Bình Dƣơng thành công trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

4.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng trong quá trình hội nhập KTQT

4.3.1. Tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi để huy động mọi nguồn lực của dân cư vào đầu tư, phát triển kinh tế tư nhân.

* Môi trường pháp lý:

Đổi mới sự quản lý của Nhà nƣớc đối với KTTN: Đổi mới quan niệm về quản lý Nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong quản lý kinh tế tƣ nhân, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực KTTN, thực hiện thƣờng xuyên việc giao lƣu đối thoại giữa cơ quan Nhà

95

nƣớc, các ngành liên quan với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân, để tháo gỡ những vƣớng mắc của doanh nghiệp, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng, tiếp tục đấu tranh nhằm đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực của KTTN.

- Các Bộ ngành trung ƣơng cần xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của KTTN, trƣớc hết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với kinh tế tƣ nhân, ban hành đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các luật liên quan đến hoạt động kinh doanh và đầu tƣ của doanh nghiệp, giải quyết kịp thời những vƣớng mắc, kiến nghị của địa phƣơng trong quá trình thực thi Luật và các Nghị định của Chính phủ đã ban hành nhƣ: Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Đầu tƣ, Luật Cạnh tranh, và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, Nghị định số 90/2001/NĐ- CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa… Xúc tiến việc xây dựng và hoàn thiện các luật về kinh doanh cá thể trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ các loại, luật kinh tế hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp...các doanh nghiệp trong khu vực KTTN phải đƣợc thể hiện trong tất cả các quan hệ quản lý từ việc đăng ký kinh doanh, tổ chức điều hành của các hộ tƣ nhân đến các việc nộp thuế, xuất khẩu, nhập khẩu, thanh kiểm tra, kiểm toán… Việc xây dựng hành lang pháp lý phải rõ ràng, đầy đủ, quy định rõ những việc mà tƣ nhân đƣợc làm, không đƣợc làm, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành và lãnh thổ đối với việc tôn trọng quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh tế tƣ nhân, trách nhiệm đền bù những thiệt hại của DNTN do cơ quan quản lý gây ra.

- Các sở ban ngành của địa phƣơng cần nghiêm túc triển khai thực hiện, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối chính sách pháp luật của nhà nƣớc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể chế để kiểm soát các văn bản dƣới luật do các Bộ và địa phƣơng ban hành. Có biện pháp động viên, khen thƣởng kịp thời các cơ sở kinh tế, doanh nhân hoạt động có hiệu quả, chấp hành tốt pháp luật, có đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; đồng thời kiên quyết xử lý những hành động làm trái pháp luật, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của kinh tế tƣ nhân, cũng nhƣ những hành vi trái pháp luật của chủ doanh nghiệp tƣ nhân.

96

* Môi trường kinh tế vĩ mô.

- Về phía chính quyền nhà nƣớc ở trung ƣơng:

+ Cần hoàn thiện môi trƣờng kinh tế vĩ mô, bảo đảm cho KTTN phát triển ổn định và bền vững: tiếp tục ổn định môi trƣờng chính trị- xã hội trong nƣớc, để thu hút các nhà đầu tƣ yên tâm bỏ vốn làm ăn; tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thông qua quan hệ ngoại giao, hay hợp tác quốc tế để tìm đầu ra cho sản phẩm...; tiếp tục bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nƣớc, góp phần thúc đẩy KTTN phát triển; thừa nhận sự tồn tại lâu dài, bảo hộ sở hữu và lợi ích hợp pháp của kinh tế tƣ nhân, thực hiện sự bình đẳng giữa KTTN và các loại hình kinh tế khác; khuyến khích tích tụ và tập trung sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; có chính sách giảm hoặc miễn thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng vào tích lũy; cần đẩy mạnh và đổi mới hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại để có thể huy động hết số tƣ bản tích lũy mà chƣa sử dụng, để phục vụ cho nhu cầu tái đầu tƣ của các doanh nghiệp khác; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nhau dƣới những hình thức thích hợp để tăng quy mô sản xuất và quy mô tích lũy; tạo cơ chế chính sách để các DNTN có thể tiếp cận với các nguồn vốn đầu tƣ một cách thuận lợi, khuyến khích các DNTN liên kiết với các doanh nghiệp nhà nƣớc dƣới hình thức công ty mẹ, công ty con…, các hộ cá thể làm vệ tinh cho các doanh nghiệp dƣới hình thức các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc đảm nhận một khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Đối với vấn đề phát triển khoa học công nghệ: từng bƣớc xây dựng và hình thành thị trƣờng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thiết bị công nghệ, hình thành khu vực thƣơng mại công nghệ tập trung về một số lĩnh vực kinh doanh trọng yếu; cần quy định về thời gian, hiệu lực phải thay đổi công nghệ, có chính sách miễn thuế cho phần lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để tái đầu tƣ cho công nghệ, máy móc thiết bị, giảm thuế đối với việc nhập khẩu thiết bị công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu đổi mới, cải tiến của các doanh nghiệp.

97

- Về phía chính quyền tỉnh Bình Dƣơng:

+ Cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết công việc liên quan đến đầu tƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tƣ nhân, góp phần thu hút đầu tƣ vào địa bàn tỉnh.

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và trợ giúp phát triển doanh nghiệp, các sở ngành và chính quyền địa phƣơng các cấp chủ động năm bắt, giải quyết kịp thời các khó khăn vƣớng mắc cản trở đến đầu tƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi thuộc thẩm quyền, hằng năm cần tổ chức các Hội nghị biểu dƣơng các hộ, doanh nghiệp kinh doanh tốt, thông qua tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp theo từng vấn đề, nhằm kịp thời cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong kinh doanh.

+ Chính quyền tỉnh cần chủ động thay mặt các cơ sở KTTN giải quyết các vƣớng mắc không rõ ràng về văn bản pháp luật. Những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình thì cần tập trung chỉ đạo đội ngũ cán bộ chuyên môn phối hợp với các doanh nghiệp tìm ra giải pháp cho những điều chƣa thực sự rõ ràng về môi trƣờng pháp lý, khi các văn bản pháp luật còn mập mờ, có thể hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, điều mà rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, chƣa thể khắc phục triệt để trong thời gian ngắn. Đối với những vấn đề ngoài sự quản lý của địa phƣơng, lãnh đạo tỉnh và các phòng chức năng chuyên môn cần có đề nghị với các cơ quan cấp trên sớm có phƣơng án giải quyết thấu đáo cho các doanh nghiệp đến đầu tƣ tại địa phƣơng.

+ Hỗ trợ cho các cơ sở KTTN có thể tiếp cận với các nguồn vốn đầu tƣ chính thống: cần năng động, thƣờng xuyên quan tâm, cập nhật thông tin, tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tƣ từ Trung ƣơng, từ các quỹ đầu tƣ phát triển của các tổ chức trong và ngoài nƣớc. Nắm các thông tin về thủ tục từ đó sẽ hƣớng dẫn các cơ sở KTTN trên địa bàn có thể tiếp cận với các nguồn vốn này. Thành lập tổ thẩm định các dự án khả thi trực thuộc Phòng Tài chính- Kế hoạch tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ sàng lọc những dự án khả thi, có lợi cho địa phƣơng nhƣng thiếu vốn. Từ đó sẽ có chƣơng trình làm việc với Ngân hàng cùng phối hợp với hộ, doanh nghiệp

98

tìm ra giải pháp tốt nhất để huy động vốn cho hộ, doanh nghiệp phát triển. Cần có sự thay đổi trong tƣ tƣởng cũng nhƣ cách thức hoạt động của các Ngân hàng kể cả trong và ngoài quốc doanh. Kiên quyết xóa bỏ tình trạng đối xử không bình đẳng trong vay vốn giữa khu vực tƣ nhân với khu vực Nhà nƣớc. Các Ngân hàng phải thực sự coi khu vực tƣ nhân là khách hàng, gắn lợi ích của Ngân hàng với lợi ích của doanh nghiệp, cần tích cực tháo gỡ khó khăn, nâng cao khả năng vay vốn cho doanh nghiệp, tháo bỏ những thủ tục vay rƣờm rà, tích cực mở rộng những tài sản có thế chấp trong khi vay vốn của doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho các cơ sở KTTN: các cấp lãnh đạo địa phƣơng phải đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, cần nghiêm túc, khẩn trƣơng công bố quy hoạch đất đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt, công bố những quỹ đất chƣa sử dụng để doanh nghiệp có nhu cầu thuê đăng ký thuê. Thu hồi những diện tích đất sử dụng sai mục đích hay bỏ hoang để doanh nghiệp có thể thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

+ Hỗ trợ về thông tin: thực tế cho thấy, chất lƣợng thông tin thu thập đƣợc của khu vực KTTN không cao, đặc biệt là những thông tin về thị trƣờng. Bản thân từng doanh nghiệp lại rất khó giải quyết đƣợc vấn đề này. Do vậy, để giúp khu vực này nâng cao đƣợc chất lƣợng nguồn thông tin cơ quan Nhà nƣớc ở địa phƣơng cần thực hiện một số giải pháp sau: Ban quản lý dự án tỉnh phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh có nhiệm vụ thƣờng xuyên tìm hiểu, cập nhật các thông tin mới về thị trƣờng trong và ngoài nƣớc…có các giải pháp cung cấp hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, những thông tin này phải mới, chính xác, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp; xây dựng và thƣờng xuyên đổi mới thông tin về tình hình kinh tế chính trị, địa phƣơng, các chủ trƣơng, quan điểm của lãnh đạo huyện…trên trang Web của tỉnh. Các cơ sở KTTN trên địa bàn có thể đƣợc hỗ trợ miễn phí về khai thác thông tin trên trang Web của tỉnh cũng nhƣ đƣa các thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình.

4.3.2. Đổi mới chính sách đối với kinh tế tư nhân.

- Chính sách đất đai: Chính quyền địa phƣơng cần giải quết nhanh chóng thủ tục cấp đất cho các doanh nghiệp có nhu cầu đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh

99

doanh nói riêng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân nói chung, phân cấp mạnh hơn nữa cho ủy ban nhân dân cấp xã phƣờng khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời thực hiện các chính sách ƣu đãi về giá thuê đất. Có chính sách để hình thành quỹ đất để quy hoạch các khu công nghiệp nhỏ gắn với vùng dân cƣ để bố trí sản xuất cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, xây dựng các làng nghề thích hợp. Bên cạnh các khu công nghiệp lớn dành cho các doanh nghiệp có quy mô về vốn lớn, cần hình thành các vùng sản xuất dành cho tiểu thủ công nghiệp để dần dần đƣa các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ra khỏi dân cƣ và tạo điều kiện cho sản xuất cá thể phát triển. Cần có chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng và cho thuê đất thích hợp, miễn giảm tiền đất một số năm khi mới đầu tƣ, cho trả dần từng năm theo một lãi suất ƣu đãi.

- Chính sách tài chính:

+ Đổi mới chính sách tín dụng: Đa dạng hóa thị trƣờng vốn để khu vực KTTN có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tƣ phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi để KTTN có thể tiếp cận với các quỹ đầu tƣ phát triển, thực hiện sự bình đẳng trong thực tế giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc vay vốn của nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc. Phải trên cơ sở đánh giá đúng đắn hiệu quả các dự án để xác định đối tƣợng, quy mô cho vay, không nên phân biệt theo thành phần kinh tế. Xây dựng và mở rộng quy mô hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ở nông thôn, khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, cƣ dân đô thị tham gia CP quỹ tín dụng nông thôn, chuyển dần thành những công ty cho vay CP hoạt động ở nông thôn. Đổi mới cơ chế cho vay, hƣớng chủ yếu là cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tƣ phát triển gắn liền với một lãi suất thích hợp cho từng loại đối tƣợng vay vốn, hình thành tổ chức đánh giá tài sản cố định và cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản (nhà xƣởng, máy móc, phƣơng tiện vận tải…) để DNTN có cơ sở pháp lý về tài sản để đƣợc thế chấp vay vốn. Có chính sách bảo hộ cho DNTN vay vốn của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài theo các dự án về mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ.

100

lý, vừa bảo đảm tăng thu cho ngân sách, vừa đảm bảo tính hiệu quả và công bằng,

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)