Hệ thống kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68)

Hệ thống giao thông vận tải:Bình Dƣơng là một tỉnh có hệ thống giao

thông đƣờng bộ và đƣờng thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đƣờng bộ, quốc lộ 13 là con đƣờng chiến lƣợc cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phƣớc và nối Vƣơng quốc Campuchia đến biên

59

giới Thái Lan. Đây là con đƣờng có ý nghĩa chiến lƣợc cả về quân sự và kinh tế. Đƣờng quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phƣớc xuyên suốt vùng Tây Nguyên, là con đƣờng chiến lƣợc quan trọng cả trong chiến tranh cũng nhƣ trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nƣớc. Ngoài ra còn có Quốc lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phƣớc Long... và hệ thống đƣờng nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cƣ trong tỉnh.

Về hệ thống giao thông đƣờng thủy, Bình Dƣơng nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dƣơng có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lƣu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống thông tin liên lạc:Mạng lƣới bƣu chính viễn thông, Internet tiếp

tục đƣợc đầu tƣ mở rộng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin liên lạc tăng cao của nhân dân. Đến nay, tỷ lệ thuê bao điện thoại cố định đạt 9,46 thuê bao/100 dân, thuê bao di động trả sau là 4,62 thuê bao/100 dân và tỷ lệ ngƣời dùng Internet là 4,89 ngƣời/100 dân. Hoạt động khoa học công nghệ đƣợc chủ động triển khai tích cực. Đã tổ chức nghiệm thu 36 nhiệm vụ, bàn giao kết quả cho các đơn vị thụ hƣởng 28 nhiệm vụ.

Hệ thống Ngân hàng – Tín dụng: hệ thống mạng lƣới ngân hàng, tổ chức

tín dụng không ngừng đƣợc mở rộng, đa dạng và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình và số lƣợng. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 54 chi nhánh NHTM cấp 1, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng Trung ƣơng chi nhánh Bình Dƣơng và 36 quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở, 78 phòng giao dịch, 87 máy ATM với cơ chế linh hoạt thích ứng với thị trƣờng, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng cả về nguồn vốn huy động và dự nợ cho vay.

Hệ thống các trường dạy nghề: Các trƣờng ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở

rộng quy mô, loại hình đào tạo; hiện nay trên địa bàn tỉnh có 19 trƣờng ( ĐH: 8 CĐ: 4 THCN: 7), ngoài ra, còn gần 60 cơ sở và trung tâm dạy nghề hoạt động ở cả 9 huyện/ thành phố, thị xã.

Với hệ thống CSHT nhƣ trên sẽ là điều kiện thúc đẩy KTTN Bình Dƣơng phát triển và giao thƣơng với nhiều địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế.

60

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68)