của KTTN trong quá trình hội nhập KTQT
1.2.3.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng và quy mô của khu vực KTTN
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi số lƣợng doanh nghiệp, số hộ kinh tế các thể, trang trại hoặc các chỉ tiêu tăng trƣởng về quy mô vốn và lao động của các
34
đơn vị kinh tế theo thời gian và đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ % sự gia tăng số lƣợng các đơn vị, quy mô vốn, lao động giữa thời điểm hiện tại với thời kì trƣớc.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm hiệu quả sử dụng lao động, hiệu suất sử dụng vốn, năng suất yếu tố tổng hợp…. Hiệu quả kinh doanh phản ánh chỉ tiêu đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị sản xuất trong khu vực KTTN. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc thể hiện bằng các tiêu chí sau:
+ Hiệu quả sử dụng lao động: Chỉ tiêu phản ánh trình độ tổ chức sản xuất – kinh doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ. Năng suất lao động đƣợc đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số lao động trung bình trong kỳ.
+ Hiệu suất sử dụng vốn là tỷ lệ giữa doanh thu thuần trên vốn kinh doanh (hoặc vốn cố định và đầu tƣ dài hạn) của doanh nghiệp, hộ cá thể…
+ Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản là tỷ số giữa doanh thu thuần trên tổng tài sản hay tổng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp, hộ cá thể…
+ Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP): là năng suất các yếu tố ngoài vốn và lao động, thƣờng đƣợc hiểu là năng suất các yếu tố khoa học, công nghệ. Chỉ số này phản ánh trình độ công nghệ, hàm lƣợng chất xám trong sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng phát triển của khu vực KTTN.
+ Khả năng thích ứng và đổi mới của khu vực KTTN: kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trƣờng theo xu hƣớng toàn cầu và hội nhập KTQT với nhiều biến động đòi hỏi khu vực KTTN phải có khả năng thích ứng cao và đổi mới nhanh chóng. Đây là tiêu chí đánh giá sự cạnh tranh của khu vực KTTN. Mỗi đơn vị phải thích ứng để thay đổi với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế ( sở thích, nhu cầu, giá cả, chất lƣợng, mẫu mã…) và sự thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh nhƣ chính sách của nhà nƣớc, sự thay đổi các đối tác kinh doanh nhƣ chính sách của nhà nƣớc, sự thay đổi các đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh…Điều này đòi hỏi mỗi đơn vị KTTN phải phản ứng linh hoạt, điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả. Đây đƣợc coi là tiền đề cho
35
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hộ cá thể, phản ánh sự phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay. Chỉ tiêu này đƣợc xác định bởi một số tiêu chí thành phần nhƣ: số lƣợng cải tiến, sáng tạo sản phẩm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật…
+ Khả năng thu hút nguồn lực: Khả năng này không chỉ nhằm đảm bảo điều kiện cho hoạt động sản xuất – kinh doanh đƣợc tiến hành bình thƣờng, mà còn thể hiện năng lực cạnh tranh thu hút vào các khu vực KTTN. Nhờ việc thu hút các đầu vào có chất lƣợng cao nhƣ nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, công nghệ hiện đại, nguồn vốn… mà DNDD, hộ cá thể có thể nâng cao chất lƣợng, năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Khả năng liên kết và hợp tác của khu vực KTTN: DNDD, hộ cá thể kinh doanh trong điều kiện hiện nay không hoàn toàn đồng nghĩa với tiêu diệt lẫn nhau mà đặt trong sự liên kết và hợp tác để cạnh tranh cao hơn. Do vậy, khả năng liên kết, hợp tác đƣợc coi là tiền đề cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Trong điều kiện của Việt Nam, doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ thì việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa lớn để tồn tại và phát triển kinh doanh đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiêu chí này thể hiện qua số lƣợng và chất lƣợng các mối quan hệ với các đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lƣới kinh doanh theo lãnh thổ.
- Nhóm các tiêu chỉ tiêu đánh giá mức độ đóng góp của khu vực KTTN vào phát triển kinh tế của địa phƣơng
Các chỉ tiêu này đƣợc sử dụng bao gồm đóng góp ngân sách, tăng trƣởng GDP, huy động vốn đầu tƣ, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Chỉ tiêu này phản ánh vai trò và vị thế của khu vực KTTN trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phƣơng.
1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTN trong quá trình hội nhập KTQT
Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế tƣ nhân, trong phạm vi nghiên cứu tác giả xem xét 5 nhân tố cơ bản sau:
Một là, năng lực trình độ quản lý và điều hành của các chủ cơ sở kinh tế thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân: trong quản ký kinh tế của các doanh nghiệp, năng
36
lực và trình độ điều hành của các chủ doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với thành phần kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta, điều này càng thể hiện rõ nét, sinh động hơn khi họ phải hoạt động trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh nghiệt ngã, khi mà trên thực tế chúng ta thiếu cơ bản một đội ngũ những nhà quản lý có chuyên môn nghiệp vụ mà phần lớn dựa vào kinh nghiệm. Nếu trình độ của quản lý điều hành của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế, sẽ rất khó khăn khi gặp phải những diễn biến bất thƣờng của nền kinh tế thế giới, dƣới tác động của toàn cầu hóa và khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua quan hệ với đối tác nƣớc ngoài, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và chịu thua lỗ, theo báo Người đưa tin, riêng quý IV năm 2011 có đến 85 doanh nghiệp báo cáo làm ăn thua lỗ. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ quản lý, nắm bắt sử lý thông tin, dám chịu trách nhiệm, dám gánh rủi ro, dám mạo hiểm là yêu cầu đòi hỏi mỗi chủ doanh nghiệp cần phải có.
Hai là, môi trƣờng pháp lý: đây là nhân tố rất quan trọng tạo ra hành lang pháp lý cho quá trình phát triển kinh tế tƣ nhân, khi môi trƣờng pháp lý đƣợc đảm bảo sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng, xóa bỏ sự phân biệt đối sử giữa các thành phần kinh tế trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo công bằng trong xử lý các trƣờng hợp vi phạm của doanh nghiệp, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển trong khuôn khổ của pháp luật, nhƣ vậy: hoàn thiện hệ thống pháp luật không chỉ có lợi trong các quan hệ kinh tế, mà còn góp phần lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Ở nƣớc ta từ khi kinh tế tƣ nhân đƣợc ghi nhận là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật và văn bản dƣới luật, tạo cơ sở cho kinh tế tƣ nhân phát triển nhƣ: luật Công ty, luật Đầu tƣ, luật Đất đai,…, đặc biệt là luật Doanh nghiệp song nhìn chung hệ thống pháp luật của nƣớc ta còn yếu, vừa thiếu lại vừa thừa, nhiều văn bản pháp luật còn chồng chéo, bất cập, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, đã gây không ít khó khăn cho các đơn vị kinh tế, nhất là các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân. Vì vậy cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện hơn nữa để các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân phát triển
37
Ba là, trình độ phát triển của thị trƣờng: nền kinh tế thị trƣờng nƣớc ta mới hình thành ở trình độ đang phát triển: nếu xét ở quy mô thị trƣờng cho thấy Việt Nam là một quốc đông dân nhƣng thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp vì vậy sức mua có hạn, điều này là một hạn chế về sức cầu của nền kinh tế. Kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta phần lớn quy mô sản xuất nhỏ, trình độ kỹ thuật lạc hậu, khó có thể cạnh tranh đƣợc với hàng hóa của nƣớc ngoài, đạc biệt là về mặt bằng giá cả - yếu tố có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của đại đa số ngƣời dân lao động có thu nhập thấp; còn nếu vƣơn ra thị trƣờng thế giới thì cũng khó khăn để có thể đáp ứng đƣợc thị trƣờng khó tính nhƣ Châu Âu, về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lƣợng hàng hóa… Nếu xét các loại thị trƣờng cũng thấy rõ, tình trạng thị trƣờng thiếu đồng bộ, chúng ta mới phát triển ở thị trƣờng hàng hóa còn các thị trƣờng khác nhƣ: thị trƣờng sức lao động, thị trƣờng khoa học công nghệ, thị trƣờng vốn, thị trƣờng tƣ liệu sản xuất còn ở tình trạng sơ khai. Vì vậy đây cũng là một khó khăn để các chủ đơn vị kinh tế tƣ nhân tiếp cận thị trƣờng vay vốn, đổi mới công nghệ… đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là: cần xây dựng đồng bộ các loại thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng vốn, thị trƣờng khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân phát triển.
Bốn là, cơ chế chính sách và sự quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân: muốn phát triển kinh tế nói chung, kinh tế tƣ nhân nói riêng, đòi hỏi cần phải có cơ chế chính sách kinh tế của nhà nƣớc phù hợp, nếu không thì không thể tạo ra động lực cho sự phát triển các thành phần kinh tế. Thời kỳ trƣớc đổi mới, do thực hiện cơ chế quản lý hành chính mệnh lệnh, tập trung, chỉ huy từ trung ƣơng nên hầu hết các thành phần kinh tế ở nƣớc ta không phát triển đƣợc, kể cả kinh tế quốc doanh đƣợc ƣu tiên phát triển. Kể từ khi đổi mới, nhờ cơ chế chính sách phù hợp, thông thoáng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế bình đẳng ngang nhau trƣớc pháp luật, đã cho thấy tác dụng của nó đối với nền kinh tế nói chung và đối với thành phần kinh tế tƣ nhân nói riêng. Thực tế cho thấy khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 tác động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhƣng nhờ có cơ chế hỗ trợ kịp thời của gói hỗ trợ lãi suất 0,4% một năm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vay ngắn hạn, đã phần nào giúp các doanh
38
nghiệp vƣợt qua khó khăn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta năm 2009 vẫn đạt 6,5%, trong khi nhiều nƣớc trên thế giới tốc độ tăng trƣởng âm. Nhƣng do sự quản lý của nhà nƣớc chƣa tốt nên mục tiêu của gói hỗ trợ lãi suất chƣa đến đích, đối tƣợng mà mục tiêu nhắm tới là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ vay đƣợc 20% tổng số vốn hỗ trợ, còn lại 80% rơi vào tay các đơn vị kinh doanh chứng khoán, bất động sản… . Thực tế cho thấy hiện nay, bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân về hiệu lực, hiệu quả còn thấp, điều này sẽ không tạo điều kiện, môi trƣờng thuận lợi, thậm chí còn gây ra những khó khăn vƣớng mắc, cản trở trong quá trình phát triển của kinh tế tƣ nhân.
Năm là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển đƣợc nếu tách biệt hay bị cô lập. Thực tế cho thấy toàn cầu hóa kinh tế đã đem lại cơ hội phát triển kinh tế cho nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, trình độ sức sản xuất thấp kém, kinh tế lạc hậu, thông qua mở cửa đối ngoại, tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc khác, mở rộng thƣơng mại đối ngoại, chúng ta có thể thu hút tiền vốn và kỹ thuật tiên tiến nƣớc ngoài vào trong nƣớc, đồng thời có thể học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nƣớc, từ đó có khả năng thực hiện đầy đủ “ƣu thế đi sau” để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó toàn cầu hóa cũng đem lại nhiều rủi ro và uy hiếp, do trình độ kỹ thuật và năng suất lao động của chúng ta thấp, sức cạnh tranh quốc tế không mạnh, trong quá trình toàn cầu hóa tất nhiên phải chịu những đòn tác động rất mạnh. Nhƣ vậy, bối cảnh hội nhập quốc tế đã tạo ra những vận hội mới cho sự phát triển kinh tế nƣớc ta và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế đặc biệt là kinh tế tƣ nhân, tuy nhiên do vừa mới đƣợc tái lập và phát triển, kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta phần lớn quy mô nhỏ và vừa, trình độ công nghệ thấp, cùng với những hạn chế trong quan hệ ngoại thƣơng, thiếu kinh nghiệm trong chiếm lĩnh thị trƣờng cạnh tranh quốc tế khiến cho các chủ thể kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta chịu nhiều thua thiệt trong quan hệ làm ăn với đối tác nƣớc ngoài, bị chèn ép không chỉ ở thị trƣờng quốc tế mà còn ngay ở thị trƣờng trong nƣớc. Vì vậy, để giành đƣợc
39
sự chủ động trong quá trình hội nhập, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và bản thân chủ thể của thành phần kinh tế tƣ nhân phải có chiến lƣợc và bƣớc đi thích hợp nhằm phát huy, khai thác thế mạnh sẵn có, tận dụng triệt để các cơ hội, đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập nhằm phát triển kinh tế tƣ nhân nói riêng và kinh tế đất nƣớc nói chung một cách hiệu quả.
1.2.4. Vai trò của nhà nước đối với kinh tế tư nhân
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định : "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân"; kinh tế cá thể, tiểu chủ "đƣợc Nhà nƣớc tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển"; kinh tế tƣ bản tƣ nhân "đƣợc khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm".
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, khuyến khích kinh tế tƣ nhân phát triển, không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm, có mức tăng trƣởng bình quân hàng năm cao hơn hiện nay, đầu tƣ nhiều hơn vào khu vực sản xuất, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động công ích, hợp tác liên doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thì nhà nƣớc có vai trò quan trọng đối với kinh tế tƣ nhân:
- Kinh tế tƣ nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tƣ nhân là vấn đề chiến lƣợc lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhà nƣớc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hƣớng, quản lý sự phát triển của kinh tế tƣ nhân theo pháp luật,