Phƣơng pháp nghiêncứu đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61)

Trƣớc xu thế phát triển mạnh mẽ của KTTN, luận văn đã tiếp cận những vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị làm cơ sở để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.

2.1.1.Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn

2.1.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.

Đây là phƣơng pháp luận đặc trƣng trong các công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt là khoa học xã hội, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Sự phát triển của KTTN đƣợc xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó,ràng buộc của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và phải gắn với chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc và của địa phƣơng trong từng giai đoạn. Bằng phƣơng pháp này có thể thấy đƣợc sự thay đổi, phát triển của KTTN ở Bình Dƣơng dƣới sự thay đổi của các yếu tố nhƣ công nghệ, kỹ thuật sản xuất, liên kết sản xuất… cũng nhƣ sự điều hành của chính quyền tỉnh Bình Dƣơng.

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Bình Dƣơng. Muốn vậy phải có những đánh giá trung thực, khách quan về phát triển kinh tế tƣ nhân cũng nhƣ những yếu tố tác động đến sự phát triển của kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để có đƣợc kết quả nghiên cứu khách quan, toàn bộ luận văn đã tuân thủ yêu cầu của phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử. Vì vậy, các số liệu sử dụng trong luận văn gắn liền với logic lịch sử và đƣợc đánh giá trên cơ sở duy vật biện chứng.

2.1.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tƣợng

52

và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đôi khi chƣa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố bản chất trong sự phát triển của Bình Dƣơng, từ đó thấy đƣợc vai trò quan trọng của việc phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh.

Phương pháp trừu tƣợng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phƣơng pháp kết hợp logic - lịch sử bởi trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, các quốc gia khác nhau, việc phát triển kinh tế tƣ nhân nói chung với phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập KTQT lại đƣợc tổ chức và phát triển một các khác nhau. Dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu này, luận văn vận dụng một cách phù hợp sự phát triển của kinh tế tƣ nhân tỉnh Bình Dƣơng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình, trƣớc hết là để phân tích rõ tính tất yếu của việc hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Bình Dƣơng. Cùng với đó là sự phân tích tổng hợp kinh nghiệm của một số địa phƣơng về phát triển kinh tế tƣ nhân rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Dƣơng.

Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Bình Dƣơng nhằm đƣa ra các nhóm giải pháp chủ yếu để tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng trong xu thế phát triển chung của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)