Các phương pháp nghiêncứu điển hình của từng chương

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

2.1.2.1. Phương pháp sử dụng trong chương 1

Thứ nhất: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phƣơng pháp này dựa trên những nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây dựng những cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

53

Để thực hiện nhiệm vụ của chƣơng 1 là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này nhằm tìm hiểu, phân tích tổng hợp những tài liệu lý luận có liên quan đến kinh tế tƣ nhân và vấn đề phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

Thứ hai: Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Ở chƣơng 1, luận văn nghiên cứu sự phát triển kinh tế tƣ nhân ở các tỉnh thành phố điển hình nhƣ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Từ những mô hình này, đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể học tập và vận dụng trong quá trình nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập KTQT ở tỉnh Bình Dƣơng.

2.1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong chương 3

Nhằm làm rõ nội dung của chƣơng 3 là thực trạng kinh tế tƣ nhân tỉnh Bình Dƣơng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiêncứu cơ bản trong chƣơng này:

Thứ nhất: Phƣơng pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin.

Để có cơ sở phân tích, đánh giá phát triển của kinh tế tƣ nhân tỉnh Bình Dƣơng, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập đƣợc chủ yếu là số liệu thứ cấp nhƣ niêm giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích thực trạng kinh tế tƣ nhân ở Bình Dƣơng. Từ đó đƣa ra những nhận định khách quan, đồng thời đề xuất ra các nhóm giải pháp phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập KTQT trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai: Phƣơng pháp so sánh

Thông qua quan sát, tìm hiểu thực tế các số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, Bộ kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục thống kê, tác giả tiến hành so sánh sự phát triển của khu vực KTTN ở Bình Dƣơng với một số tỉnh thành, so sánh giữa các năm, so sánh giữa các loại hình tổ chức, giữa các ngành nghề với nhau.

54

2.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4

Trong chƣơng 4, Luận văn đã kết hợpsử dụng các phƣơng pháp: dự báo gắn với phân tích và tổng hợp để đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian tới.

Trên cơ sở nhận thức quan điểm, đƣờng lối chung của Đảng về phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình hội nhập KTQT, luận văn phân tích những đặc điểm riêng có của Bình Dƣơng để tìm ra cách vận dụng sáng tạo vấn đề phát triển kinh tế tƣ nhân. Luận văn cũng dựa trên cơ sở học tập kinh nghiệm phát triển của các địa phƣơng trong cả nƣớc, vận dụng phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại của thành phố nhằm đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển KTTN tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian tới.

Tóm lại, Trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đƣợc xác lập, luận văn đã xây dựng đƣợc một hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và cách tiếp cận vấn đề dƣới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học của kinh tế học, xã hội học.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)