Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có diện tích tự nhiên 1.231 km2, dân số gần 10,02 triệu ngƣời. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong những năm qua, nhất là từ khi có Luật Doanh Nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển công

41

nghiệp, dịch vụ, thu hút mạnh các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực KTTN.

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, đến hết tháng 8-2009, tỉnh Vĩnh Phúc có 2.850 DNDD, vốn đăng ký đạt 12.610 tỷ đồng, so với năm 2002 tăng gấp 6,4 lần về số lƣợng doanh nghiệp và gấp 17 lần về số vốn đăng ký ( bình quân mỗi năm gần đây tăng trên 600 doanh nghiệp và với số vốn đăng ký 3.700 tỷ đồng ); số kinh doanh cá thể là 31.100 hộ, so với năm 2002 gấp 2 lần về số lƣợng ( bình quân mỗi năm tăng 3000 hộ ). Đóng góp vào ngân sách địa phƣơng của khu vực KTTN Vĩnh Phúc năm 2008 đạt 290 tỷ đồng gấp 7,89 lần so với 2002 (24,07 tỷ đồng) và gấp 3,43 lần so với năm 2005 ( 84,5 tỷ đồng ), chiếm 3,1% số thu ngân sách trên địa bàn. Giá trị tăng thêm khu vực KTTN cũng tăng rất mạnh ( theo giá so sánh 1994): năm 2002 đạt 1.689 tỷ đồng; năm 2005 đạt 2.478 tỷ đồng và năm 2008 đạt 3.577 tỷ đồng, chiếm tới 36,7% giá trị tăng thêm trên địa bàn.

Giá trị sản xuất của khu vực KTTN Vĩnh Phúc: năm 2008 đạt 8.644,5 tỷ đồng chiếm 21,6% giá trị sản xuất trên địa bàn gấp 2,98% lần so với năm 2002 ( 2.896 tỷ đồng ), gấp 1,67 lần so với năm 2005 ( 5.166 tỷ đồng ); khu vực KTTN Vĩnh Phúc đã giải quyết việc làm cho 60.700 lao động chiếm 10,16% số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế, thu nhập bình quân đạt 1,4 triệu đồng/ ngƣời/ tháng…Đạt đƣợc kết quả nêu trên về phát triển KTTN tỉnh Vĩnh Phúc đã có những biện pháp cụ thể sau:

Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính

Thực hiện Quyết định số 181/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tƣớng Chính Phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch số 2120/KH-UBND ngày 20/03/2003 triển khai thực hiện cơ chế một cửa cho các cơ quan hành chính của tỉnh. Đến nay đã có 20/20 sở, ban, ngành trong toàn tỉnh thực hiện cơ chế một cửa ở 81 lĩnh vực; 9/9 huyện, thị, thành ở 6 lĩnh vực 137/137 xã, phƣờng, thị trấn thực hiện cơ chế một cửa ở 4 lĩnh vực. Quy trình giải quyết, hồ sơ , thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết đƣợc công khai, rút ngắn thời gian so với trƣớc khi chƣa thực hiện nhƣ: lĩnh vực thu hút đầu tƣ, từ khi chủ đầu tƣ làm thủ tục cấp phép đầu tƣ đến khi

42

đƣợc giao đất để đầu tƣ sản xuất theo quy định là 160-200 ngày, nay chỉ thực hiện 130-140 ngày; cấp giấy sử dụng quyền sử dụng đất theo quy định 22 ngày, thực hiện 15-17 ngày; thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đƣợc thực hiện đơn giản, gọn nhẹ theo đúng Luật doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005: thời gian đăng ký kinh doanh bình quân đã giảm từ 12,25 ngày xuống còn 10 ngày, tổng thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính của các nhà quản lý doanh nghiệp giảm từ 22% xuống còn 15% thời gian trung bình của mỗi đợt thanh tra thuế cũng giảm từ 8 giờ xuống còn 5 giờ… việc thực hiện cơ chế một cửa đã giảm phiền hà cho tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nƣớc giao dịch, tiết kiệm đƣợc thời gian chi phí đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN Vĩnh Phúc phát triển, đồng thời hạn chế các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, công chức.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác phổ biến giáo dục pháp luật về KTTN, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật dân sự, Luật đất đai, Luật quản lý thuế, pháp luật về khiếu nại tố cáo, bình quân mỗi cuộc thi khoảng 300.000 bài dự thi. Ngành tƣ pháp xuất bản 42 bản tin tƣ pháp, xây dựng 252 chuyên mục pháp luật và đời sống trên Đài truyền thanh và truyền hình tỉnh báo Vĩnh Phúc. Thẩm định 06 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển KTTN; chỉ đạo Đoàn luật sƣ tham gia 27 vụ bào chữa tranh tụng, tƣ vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Đã có trên 500 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đƣợc hỗ trợ trang bị kiến thức về thƣơng mại và giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế; công chứng với 2.217 hợp đồng các loại.

Tòa án nhân dân tỉnh giải quyết 54 vụ án kinh tế liên quan đến kinh doanh thƣơng mại, tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Hai là, giải quyết tốt việc tiếp cận đất đai.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch các làng nghề, thực hiện quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chủ động quỹ đất để cho các doanh nghiệp có mặt bằng thuê đất để triển khai các dự án đầu tƣ. Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã có quy

43

hoạch xây dựng các KCN với tổng diện tích 2.234 ha; quy hoạch cụm công nghiệp với diện tích 351 ha, tỷ lệ đất đầy 23,4%; quy hoạch cụm kinh tế xã hội 490 ha; 8 cụm tiểu thủ công nghiệp-làng nghề 115ha.

Kết quả quy hoạch và giới thiệu địa điểm xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh ngoài KCN đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2003-2009 là 666,03ha; giao đất, cho thuê đất xây dựng khu đô thị là 460 ha. Thực hiện các chính sách ƣu đãi đầu tƣ: ngoài các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc, tùy từng dự án điện điểm đầu tƣ, lĩnh vực đầu tƣ, tỉnh có cơ chế chính sách ƣu đãi riêng theo cơ chế đầu tƣ của tỉnh nhƣ: ƣu tiên bố trí mặt bằng phù hợp với mục tiêu sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ tiền bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Giá thuê đất đƣợc áp dụng ở mức thấp nhất trong khung quy định của nhà nƣớc, giảm giá thuê tối đa là 20% so với mức giá thuê đất do UBND tỉnh ban hành từng năm; tỉnh đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đƣờng giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nƣớc, thông tin liên lạc… đến hàng rào KCN; phối hợp tích cực với chủ đầu tƣ hoàn thành nhanh nhất việc bồi thƣờng giải phóng mặt bằng giao đất cho chủ đầu tƣ; kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình hình thành cũng nhƣ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với những dự án có ảnh hƣởng lớn về kinh tế, xã hội của tỉnh nhƣ dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đầu tƣ phát triển hạ tầng KCN… tỉnh Vĩnh Phúc trình Chính Phủ có cơ chế miễn tiền thuê đất, tiền bồi thƣờng giải phóng mặt bằng dự án, hỗ trợ tiền tái định cƣ.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không phải chuyển sang thuê đất đối với các khu đất của tƣ nhân đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dựng đất, hoặc mua lại một cách hợp pháp mà tƣ nhân dùng là mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Khuyến khích các hộ tập trung đất đai, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung. Tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ điều kiện xây dựng đƣờng, điện đến khu chăn nuôi tập trung, bình quân mỗi khu từ 1,5-1,8 tỷ đồng.

Ba là, cơ chế về tài chính, tín dụng đối với KTTN

Thực hiện nhất quán cơ chế tài chính, tín dụng đối với KTTN bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNDD tiếp cận nguồn

44

vốn đất đai và khoa học công nghệ; thực hiện chính sách doanh nghiệp đƣợc dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn theo tinh thần Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ, Nghị định 79/2001/NĐ-CP, cho phép KTTN đƣợc dùng tài sản hình thành vốn để thế chấp vay vốn ngân hàng. Kế quả từ năm 2003 đến nay, Sở tài nguyên và môi trƣờng Vĩnh Phúc đã giúp 770 DNDD thế chấp vay vốn sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đƣợc tiếp cận nguồn vốn ở các tổ chức tín dụng; đảm bảo sự an toàn cho các tổ chức tín dụng khi cho doanh nghiệp vay vốn. Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, gắn liền với tăng cƣờng dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tƣ vấn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho KTTN sử dụng các dịch vụ kiểm toán, công khai tài chính doanh nghiệp hàng năm.

Thành lập quỹ bão lãnh tín dụng cho các DNNVV: quỹ bảo lãnh tín dụng đƣợc thành lập từ ngày 11/5/2007 với số vốn điều lệ là 65 tỷ đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có khả năng vay vốn ở các tổ chức tín dụng. Sau 2 năm hoạt động đã phát hành và cấp bảo lãnh tín dụng đạt 151,334 tỷ đồng phục vụ các dự án phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay quỹ đang thẩm định bảo lãnh cho 15 doanh nghiệp với số tiền vay 67 tỷ đồng.

Bốn là, thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ DNNVV, chƣơng trình khuyến công, chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ đối với đối tƣợng hộ kinh doanh cá thể và DNDD.

Hỗ trợ DNNVV theo chƣơng trình của Chính phủ từ năm 2006-2008 Vĩnh Phúc tổ chức 71 lớp đào tạo 2.768 ngƣời. Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện các dự án: đầu tƣ xây dựng chƣơng trình năng suất chấu lƣợng cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2007-2010; đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản phẩm phục vụ quá trình hội nhập; hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức thực hiện tiết kiệm năng lƣợng ( 2 năm 2007-2008, có khoảng 100-120 doanh nghiệp tham gia dự án, tiết kiệm đƣợc kinh phí khoảng 4,2 tỷ đồng )

Chƣơng trình khuyến nông: tỉnh Vĩnh Phúc cho Sở Công thƣơng tổ chức phối hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng, tỉnh đoàn thanh niên, Trung tâm giới

45

thiệu việc làm, Hội liên hiệp phụ nữ, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức khóa học bồi dƣỡng kiến thức quản trị kinh doanh cho trên 600 cán bộ quản lý doanh nghiệp, tổ chức nhiều đoàn thăm quan ( gồm các cán bộ lãnh đạo các địa phƣơng, cán bộ các doanh nghiệp ) đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh có ngành nghề nông thôn phát triển tốt, các mô hình tiên tiến, các hình thức đầu tƣ phù hợp với điều kiện của địa phƣơng mình. Về hoạt động đào tạo hỗ trợ nghề TTCN; Trung tâm khuyến công tỉnh đã tƣ vấn, xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, phối hợp Báo Vĩnh Phúc xây dựng đƣợc 29 chuyên mục công nghiệp, đồng thời hỗ trợ các DNDD đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm, hàng năm tổ chức hội chợ hàng công nghiệp nông thôn, hội chợ tết, hội chợ trong và ngoài tỉnh.

Chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ đối với đối tƣợng hộ kinh doanh cá thể và DNDD; ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức đƣợc nhiều lớp tập huấn cho nông dân, hộ kinh doanh, hợp tác xã ở các địa phƣơng. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã dành nguồn ngân sách để đầu tƣ, hỗ trợ các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, trong đó chủ yếu là hỗ trợ nông dân các giống cây, giống con; bồi dƣỡng đào tạo nghề cho nông dân. Kết quả, đến nay đã có 651 trang trại đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, 370 trang trại đang thẩm định.

Năm là, tổ chức hoạt động xúc tiến thƣơng mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm cho các DNDD

Mỗi năm, tỉnh Vĩnh Phúc mở từ 8-10 hội chợ tỉnh và các huyện, thành, thị với quy mô từ 100-300 gian hàng, trong đó đặc biệt ƣu tiên đối với các thƣơng nhân trong tỉnh. Có cơ chế hỗ trợ các DNDD, làng nghề quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm thông qua hội chợ, triển lãm. Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền các Luật thƣơng mại, Luật doanh nghiệp, các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn về lĩnh vực thƣơng mại. Thƣờng xuyên thông tin, tuyên truyền về thủ tục hành chính, tình hình thị trƣờng và nhu cầu thị trƣờng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên web… để các DNDD biết. Tổ chức các lớp tập huấn cho chủ doanh nghiệp nâng cao kiến thức về quản lý doanh nghiệp, về thƣơng mại điện tử ( TMĐT ), về ứng

46

dụng TMĐT trong hoạt động quản lý, kinh doanh, chủ động hội nhập KTQT. Tỉnh thành lập các trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và dịch vụ theo từng lĩnh vực chuyên ngành, cổng thôn tin điện tử của tỉnh, đăng ký kinh doanh qua mạng, thông tin về doanh nghiệp. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thông qua đài phát thanh, truyền hình.

Những hoạt động trên cho thấy những nổ lực của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong việc tạo điều kiện cho khu vực KTTN phát triển, đặc biệt là vấn đề cải cách hành chính. Điều này cũng đƣợc phản ánh trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2005-2009, Vĩnh Phúc luôn đứng ở trong nhóm địa phƣơng có chất lƣợng điều hành xuất sắc ( Vĩnh Phúc đứng từ vị trí thứ 8 trở lên, năm 2009 Vĩnh Phúc xếp thứ 6 với 66,65 điểm ). Năm 2009, Vĩnh Phúc vẫn dẫn đầu khu vực đồng bằng Sông Hồng về chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh cũng nhƣ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)