3.2.2.1. Về số lượng doanh nghiệp.
Tính đến 31/12/1012 trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng có 10247 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 8724 doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân, chiếm 80,3 % doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Trong những năm qua số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân tăng nhanh chóng: năm 2009 có 1976 doanh
64
nghiệp; năm 2010 đã có 3020 doanh nghiệp, Năm 2012 có 8724 doanh nghiệp. Trong đó nhiều nhất vẫn là công ty trách nhiệm hữu hạn tƣ nhân năm 2012 có 6734 doanh nghiệp, chiếm 58,6% số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân trong tỉnh, thứ đến là công ty cổ phần có 551 doanh nghiệp, chiếm 28,2%. Hai loại hình kinh tế này đang có xu hƣớng tăng mạnh, tỷ lệ công ty cổ phần tăng lần lƣợt qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012 là: 5,4%; 5,49%; 5,59%; 5,88%, của công ty trách nhiệm hữu hạn là: 51,64%; 55,54%; 60,96%; 65,72%.
Loại hình doanh nghiệp tƣ nhân năm 2012 có 1336 doanh nghiệp, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2009 (1300 doanh nghiệp), trung bình mỗi năm tăng 40,5 doanh nghiệp, tuy nhiên sự gia tăng của loại hình kinh tế này đang có xu hƣớng giảm dần từ 20,36% (2009) xuống còn 13,04% (2012). Công ty hợp danh là loại hình kinh tế chiếm tỷ lệ thấp nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, năm 2012, có 29 doanh nghiệp, chiếm 0,28% trong tổng số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân.
Bảng 3.2: Số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.
Đơn vị: doanh nghiệp
Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng DN của tỉnh 6384 7435 8674 10247 DN thuộc TPKTTN 5037 6036 7179 8724 % so với tổng số 78,9 81,19 82,76 85,14 DN tƣ nhân 1300 1330 1310 1336 Chiếm tỷ trọng 20,36% 17,89% 15,10% 13,04% Công ty hợp danh 29 28 22 29 Chiếm tỷ trọng 0,45% 0,38% 0,25% 0,28% CT TNHH tƣ nhân 3297 4204 5288 6734 Chiếm tỷ trọng 51,64% 56,54% 60,96 65,72 CT cổ phần 354 408 485 551 Chiếm tỷ trọng 5,4% 5,49% 5,59 5,38
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2013, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, tr. 87
65
3.2.2.2. Xét theo nhóm ngành kinh tế
Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân chủ yếu tập trung ở nhóm ngành thƣơng mại và dịch vụ: năm 2009 có 4017 doanh nghiệp, chiếm 60,6%; năm 2012 có 5493 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 53,6%, trong vòng 4 năm qua tăng 1476 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm tăng 369 doanh nghiệp và còn có xu hƣớng tăng nữa. Trong đó tập trung chủ yếu ở các ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ (trừ ô tô xe máy và các động cơ khác), dịch vụ sửa chữa, dịch vụ vận tải (228 doanh nghiệp), dịch vụ ăn uống (38 doanh nghiệp), dịch vụ tài chính trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (89 doanh nghiệp). Kế đến là nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, năm 2012 có 4679 doanh nghiệp, chiếm 45,7%, tăng 2356 doanh nghiệp so với năm 2009, bình quân mỗi năm tăng 589 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (106 doanh nghiệp), sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (106 doanh nghiệp), sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (125 doanh nghiệp), sản xuất trang phục (92 doanh nghiệp), chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (42 doanh nghiệp), xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng (163 doanh nghiệp), xây dựng nhà các loại (154 doanh nghiệp).
Bảng 3.3: Số lƣợng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân phân theo nhóm ngành kinh tế. Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng số DN 6384 7435 8674 10247 Nông, LN, TS 44 58 81 75 CN, XD 2323 3653 4207 4679 Thƣơng mại, dịch vụ 4017 3724 4386 5493
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục thống kê tỉnh Bình Dương năm 2013 tr90, 91,92.
Nhóm ngành có số lƣợng doanh nghiệp ít nhất là nông lâm nghiệp và thủy sản, từ năm 2009 đến năm 2012 có rất ít doanh nghiệp tham gia hoạt động.
Sự gia tăng về số lƣợng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân theo nhóm ngành kinh tế ở Bình Dƣơng trong những năm qua có thể thấy là rất phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nƣớc theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoa đất nƣớc.
66
3.2.2.3. Xét theo địa bàn hoạt động
Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân (TPKTTN) tập trung chủ yếu ở thành phố Thủ Dầu Một, năm là 2009 có 1280 có xu hƣớng tăng đến năm 2012 là 2359 doanh nghiệp; Thị xã Dĩ An 2455 doanh nghiệp,; Thị xã Thuận An 2972 doanh nghiệp. Còn lại phân bố tƣơng đối đồng đều ở các huyện trên địa bàn tỉnh, địa phƣơng có số doanh nghiệp đóng trên địa bàn các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên.
3.2.2.4. Về quy mô lao động.
Trong những năm qua số lao động tham gia làm việc tại các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân tăng lên không ngừng năm 2009 là 248992ngƣời, năm 2012 là 296336 ngƣời, gấp 1,4 lần so với năm 2009, trung bình mỗi năm thu hút 8608 lao động. Trong đó lao động trong Công ty cổ phần: 47292 ngƣời, chiếm 45,7%, bình quân 50 lao động/doanh nghiệp; lao động trong Công ty trách nhiệm hữu hạn tƣ nhân là 39188 ngƣời, chiếm 39,9%, bình quân 27 lao động/doanh nghiệp; lao động trong các Doanh nghiệp tƣ nhân là 22410 ngƣời, chiếm 14,1%, bình quân 18 lao động/doanh nghiệp ; loại hình có số lao động tham gia ít nhất là Công ty hợp danh 262 ngƣời, chiếm 0,1%, bình quân 26 lao động/ doanh nghiệp. Với quy mô lao động nhƣ vậy thì các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng là các doanh nghiệp nhỏ.
Loại hình doanh nghiệp tƣ nhân, năm 2009 sử dụng 7644 ngƣời, chiếm 21% tổng số lao động trong các doanh nghiệp, năm 2012 tăng lên 13790 lao động, bình quân mỗi năm tăng 878 ngƣời. Công ty TNHH tƣ nhân cũng là loại hình doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, năm 2009 mới có 151621 ngƣời, đến năm 2012 đã lên đến 188033 ngƣời.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có số lao động tăng cả về số lƣợng và tỷ trọng, qua các năm cho thấy, năm 2009 có 12890 lao động tham gia, chiếm 35,4%; năm 2011 tăng lên 23371 ngƣời, gấp 1,8 lần năm 2009 chiếm 42,2%; năm 2012 có 48244 ngƣời, chiếm 47,7% tổng số lao động của doanh nghiệp thành phần kinh tế tƣ nhân.
- Xét theo ngành hoạt động: tính đến tháng 12/2012 trên địa bàn tỉnh có 825967
67
vực công nghiệp chế biến, chế tạo 46012 ngƣời, kế đến là lĩnh vực xây dựng 17846 ngƣời, sửa chữa ô tô xe máy 13439 ngƣời, lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản là 6387 ngƣời, lĩnh vực vận tải kho bãi là 5720 ngƣời, còn lại tập trung ở các lĩnh vực khác có từ vài trăm đến một nghìn ngƣời nhƣ khai khoáng, sản xuất và phân phối điện nƣớc, khí đốt, dịch vụ lƣu trú ăn uống, thông tin tuyên truyền, kinh doanh bất động sản...
3.3.2.5. Về quy mô nguồn vốn:
- Xét theo loại hình doanh nghiệp:
Quy mô nguồn vốn trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng trong 4 năm qua tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trƣớc, năm 2009 trong tổng số 5037 doanh nghiệp, có 102256 tỷ đồng tiền vốn, chiếm 37,31%, bình quân mỗi doanh nghiệp có 5,17 tỷ đồng tiền vốn; năm 2012 là 494788 tỷ đồng, chiếm 38,34%, bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng 15,2 tỷ đồng tiền vốn. Tổng số vốn của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân tăng 392532 tỷ đồng, gấp 4, 83 lần, bình quân mỗi năm tăng 98133 tỷ đồng. Tuy nhiên mỗi loại hình doanh nghiệp lại có tốc độ tăng không giống nhau qua các năm.
Bảng 3.4: Quy mô nguồn vốn doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng tính đến 31/12
Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn DN trong tỉnh 274081 340035 419008 494788 Vốn DN thuộc TPKTTN 102256 135893 162061 189716 % so với tổng số 37,31 31,96 38,68 38,34 DN tƣ nhân 7297 9082 8944 11452 Chiếm tỷ lệ 2,66% 2,67% 2.13% 2,31% Công ty hợp danh - - - - Chiếm tỷ lệ - - - Công ty TNHHTN 46819 66725 75417 102271 Chiếm tỷ lệ 17,08% 19,62% 18,00% 20,67% Công ty cổ phần 32283 50674 67350 63925 Chiếm tỷ lệ 15,43% 14,9% 16,07% 12,92%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2013, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, tr95.
68
Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có số vốn lớn nhất, năm 2009 trong tổng số 3297 công ty có số vốn là 46819 tỷ đồng, bình quân mỗi công ty cổ phần chỉ có 5,2 tỷ đồng tiền vốn. Năm 2012 đạt 102271 tỷ đồng, chiếm 60,3%, bình quân mỗi công ty cổ phần có 8,41 tỷ đồng.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có số lƣợng vốn đứng thứ 2, sau Công ty TNHH, năm 2009 trong tổng số 345 doanh nghiệp có 42283 tỷ đồng tiền vốn, chiếm 42,8% tổng số vốn và bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng 5,4 tỷ đồng tiền vốn; năm 2012 tăng lên 63925 tỷ đồng, chiếm 29,0% tổng số vốn của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân.
Doanh nghiệp tƣ nhân có quy mô vốn thấp nhất trong các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân, năm 2009 trong tổng số 1300 doanh nghiệp, có 7297 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 11452 tỷ đồng, bình quân 5,0 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Từ phân tích số liệu thống kê, cho thấy với quy mô nguồn vốn nhƣ vậy thì các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
- Xét theo nhóm ngành kinh tế:
Xét theo nhóm ngành kinh tế, bảng số liệu minh họa dƣới đây cho thấy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân chủ yếu tập trung đầu tƣ vào nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 70 đến 80% tổng số vốn của các doanh nghiệp. Số vốn đầu tƣ vào lĩnh vực này trong thời gian qua tăng rất nhanh, trong vòng 4 năm tổng nguồn vốn tăng 7,5 lần; từ 4076 tỷ năm 2009 tăng lên 30724 năm 2012, trung bình vốn/doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng tăng mạnh, từ 10,7 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2009 tăng lên 27,9 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng về nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nhóm ngành này đang có xu hƣớng giảm dần về tỷ trọng, năm 2009 chiếm 80,5% tổng nguồn vốn đến năm 2012 giảm xuống còn 71,2% tổng nguồn vốn đầu tƣ vào nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Căn cứ tiêu chuẩn doanh nghiệp theo quy mô nguồn vốn thì các doanh
69
nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nằm trong số 67,1% doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó nhóm ngành thƣơng mại và dịch vụ lại có xu hƣớng tăng cả về số lƣợng và tỷ trọng nguồn vốn đầu tƣ, năm 2009 mới có 959 tỷ đồng (chiếm 19,0%) đến năm 2012 tăng lên 11867 tỷ đồng (chiếm 27,5%) tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp, bình quân mỗi doanh nghiệp đầu tƣ ở lĩnh vực này có số vốn từ 1,6 tỷ đồng năm 2009 lên 8,24 tỷ đồng năm 2012. Nhƣ vậy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân theo nhóm ngành thƣơng mại dịch vụ đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 83,3% doanh nghiệp sử dụng vốn dƣới 10 tỷ đồng [4.tr125].
Nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có số vốn đầu tƣ ít nhất, năm cao nhất 2011 cũng chỉ chiếm 1,4% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng từ 1,8 tỷ đồng năm thấp nhất và 4,8 tỷ đồng năm cao nhất, các doanh nghiệp trong nhóm ngành này sử dụng vốn với quy mô rất nhỏ, rất khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đóng góp vào tăng trƣởng chung của nền kinh tế.