Bài học kinh nghiệm đối với Tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58)

Từ những kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề phát triển KTTN ở tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Thực tiễn ở các địa bàn trên cho thấy rằng KTTN có đƣợc phát triển mạnh mẽ và đúng hƣớng hay không, điều đó phụ thuộc một phần rất quan trọng vào cơ chế, chính sách và biện pháp tổ chức, quản lý của chính quyền địa phƣơng.

Một là, Lãnh đạo địa phương có chủ trương, chính sách đúng và nhất quán.

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực KTTN ở tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh là kết quả của việc thực hiện nhất quán các chủ trƣơng chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc đối với KTTN đề ra những phƣơng hƣớng quyết sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, sự nhận thức tích cực hơn của đội ngũ cán bộ chính quyền tỉnh và của xã hội đối với KTTN với quan điểm coi KTTN là khu vực kinh tế năng động, phát huy hiệu quả nhất mọi nguồn lực trong nhân dân ( chủ yếu là nguồn lực về vốn, về lao động và đất đai ). Đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 14-NQ/TW(khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN, đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, khu vực KTTN ở các tỉnh này đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng DNDD tăng mạnh, quy mô khu vực KTTN có bƣớc phát triển mới theo hƣớng ngày càng tăng về giá trị sản xuất, về khối lƣợng sản phẩm; về cơ cấu sử dụng lao động và đóng góp GDP cho nền kinh tế. Lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chức năng của các địa phƣơng đã đổi mới tƣ duy nâng cao năng lực chỉ đạo thực tiễn, tính minh bạch và trách nhiệm: coi việc tạo cơ hội và thuận lợi trong kinh doanh của khu vực KTTN là trách nhiệm của mỗi cán bộ và chính quyền.

Hai là, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế

49

Thành công thu hút đầu tƣ và phát triển KTTN của Bắc Ninh, Vĩnh Phúc bắt nguồn từ suy nghĩ và quyết tâm tạo môi trƣờng kinh doanh minh bạch và thuận lợi cho nhà đầu tƣ. Do vậy cải cách hành chính đƣợc xem nhƣ một yếu tố then chốt để phát triển kinh tế:” cải cách hành chính tạo động lực cho phát triển kinh tế” là một chiến lƣợc cải cách đồng bộ, quyết tâm thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Chính quyền địa phƣơng của tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí gia nhập thị trƣờng và vận dụng cơ chế chính sách của Trung ƣơng một cách linh hoạt tạo cơ chế cởi mở, thông thoáng cho KTTN đầu tƣ vào địa phƣơng mình.

Tuy nhiên, việc cải cách hành chính tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho KTTN phát triển không dừng lại ở việc cải cách quy trình, thủ tục của một sở, ngành, huyện, thị nhất định, hoặc làm trái các quy định của trung ƣơng theo hƣớng” xé rào” hoặc “ lách luật”, mà thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất giữa các sở, ngành, huyện, thị và cấp cơ sở, nhằm giải quyết một cách nhanh chóng dứt điểm những khó khăn ( nhƣ: vƣớng mắc cho các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong và ngoài nƣớc, các dự án đầu tƣ từ ngân sách để nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng kinh tế- kỹ thuật, tạo môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển…). Chính quyền thƣờng quan tâm giúp các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp giải quyết các vƣớng mắc, khó khăn đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát khi cần thiết tránh các trƣờng hợp “hình sự hóa quan hệ kinh tế”.

Ba là, có chính sách hỗ trợ đúng đắn, kịp thời giúp khu vực tư nhân tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.

Chính quyền địa phƣơng đã tích cực trong việc hỗ trợ khu vực KTTN về vốn, khoa học công nghệ thông qua các quỹ vốn dành riêng cho KTTN, đào tạo nghề, tạo cơ hội cho KTTN tiếp cận đƣợc các thông tin, đất đai, giải quyết vấn đề khó khăn cho khu vực KTTN. Mặc khác, chính quyền địa phƣơng cũng tăng cƣờng hoạt động kinh tế đối ngoại hỗ trợ cho KTTN mở rộng tiếp cận các thị trƣờng mới thông qua các hoạt động xúc tiến thƣơng mại.

50

Bên cạnh những thành công nêu trên hai tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc cũng có những hạn chế trong phát triển KTTN, thể hiện qua chỉ số PCI trong các năm 2007-2010. Các tỉnh này đã không còn duy trì đƣợc vị trí trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm…

Trên đây là những bài học kinh nghiệm thực tiễn mà tỉnh Bình Dƣơng có thể tham khảo học tập, phát huy tốt cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức quản lý, trong đó đặc biệt chú ý tạo điều kiện tốt để KTTN yên tâm kinh doanh nhƣ: đẩy mạnh cải cách hành chính, chú ý tiếp tục điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cơ sở chính sách thích ứng từng thời kỳ trong từng giai đoạn cho khu vực KTTN, và tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm xóa bỏ tâm lý kỳ thị phân biệt đối xử với KTTN.

51

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58)