Trong những năm qua dƣới sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở ban ngành, sự cố gắng lỗ lực của các đơn vị, cá nhân, kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đã có những phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở một số thành tựu sau:
- Về số lƣợng các cơ sở kinh tế tƣ nhân: Số lƣợng cơ sở kinh tế cá thể và số lƣợng doanh nghiệp dân doanh tăng nhanh chóng, tích cực huy động nội lực trong nhân dân để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tính đến 31/12/2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng có 8724 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 1336 doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân, chiếm 70% tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh, tăng gấp 3 lần so với năm 2009; còn hộ cá thể năm 2013 có đến 10839 cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tăng 7817 cơ sở so với năm 2009.
- Thu hút một lƣợng vốn lớn để đầu tƣ phát triển kinh tế, năm 2012, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân là 202878 tỷ đồng, chiếm 38,34% tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân đã góp phần tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, tổng sản phẩm xã hội trong
79
tỉnh do các doanh nghiệp đóng góp ngày càng tăng trong cơ cấu: năm 2012 GDP của Bình Dƣơng đạt 48028 tỷ đồng, trong đó của kinh tế ngoài nhà nƣớc đạt 28168 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 56,8%, nếu tính riêng thành phần kinh tế tƣ nhân là 21769 tỷ đồng (của kinh tế tƣ nhân là 7049 tỷ đồng, của các hộ cá thể là 14720 tỷ đồng), tăng gấp 3 lần so với năm 2009 (của hộ cá thể tăng 2,6 lần, của tƣ nhân tăng 4,8 lần).
- Sự phát triển của kinh tế tƣ nhân góp phần đáng kể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà theo đúng định hƣớng: trong vòng 4 năm (2009-2013) giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tƣ nhân tăng 7,9 lần (tăng 16,1% trong cơ cấu), trong khi của kinh tế nhà nƣớc chỉ tăng có 2,1 lần (giảm 22,2% trong cơ cấu), của kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ tăng 5,3 lần (tăng 6,4% trong cơ cấu), năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tƣ nhân là 21.769 tỷ đồng, chiếm 55,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Giá trị sản xuất ngành thƣơng mại và dịch vụ của kinh tế tƣ nhân là 8.553.234 triệu đồng, chiếm 95,5% giá trị sản xuất thƣơng mại và dịch vụ nghìn lao động với thu nhập khá và ổn định, góp phần nâng cao đời sống , giảm bớt gánh nặng cho nhà nƣớc và xã hội. Tính đến 31/12/2012, các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân đã tạo đƣợc nhiều rất việc làm, thu hút một lực lƣợng lao động đông đảo vào làm việc, đến nay con số này lên đến 470.000 ngƣời, với mức thu nhập trung bình là 3.578.000 đồng/ngƣời/tháng. Với mức thu nhập nhƣ vậy tuy không cao bằng khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng cũng góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đóng góp về xuất khẩu và thu ngoại tệ: trong những năm qua, số lƣợng doanh nghiệp và thƣơng nhân tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về sô lƣợng, quy mô cũng nhƣ trình độ thƣơng mại, trong đó có đóng góp của các doanh nghiệp tƣ nhân (32 doanh nghiệp), với ƣu thế của các doanh nghiệp tƣ nhân là năng động, nhạy bén đã tham gia tích cực vào thị trƣờng xuất khẩu, góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu trong tỉnh và thu ngoại tệ cho địa
80
phƣơng, đến nay hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu đến 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, các thị trƣờng xuất khẩu truyền thống đƣợc duy trì và giữ vững, đồng thời từng bƣớc mở rộng sang các thị trƣờng mới có tiềm năng.
- Quan niệm về KTTN nói chung trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Nhận thức xã hội đã thực sự thay đổi về kinh tế tƣ nhân. Đặc biệt là các cấp chính quyền của Bình Dƣơng đã hết sức coi trọng vai trò, giá trị đóng góp của khu vực KTTN trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Đại bộ phận tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã nhận thức đƣợc vai trò của kinh tế tƣ nhân, tỏ ra phấn khởi với chủ trƣơng phát triển KTTN của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ, đặc biệt là chủ chƣơng cho đảng viên làm kinh tế tƣ nhân. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, ủng hộ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho KTTN phát triển.