Dự báo về bối cảnh kinhtế quốc tế, trong nước và trên địa bàn tỉnhBình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96)

Bình Dương.

4.1.1.1. Tình hình quốc tế

Nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đổi mới chiến lƣợc mới trong bối cảnh thế giới có những biến đổi phức tạp, khó lƣờng nhƣ bất ổn chính trị tại Mỹ, khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Trong thập niên tới, xu thế hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo nhƣng các xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành về tài nguyên và lãnh thổ vẫn còn xảy ra, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia vẫn có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu nhƣ nghèo đói, bệnh dịch và biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên… buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bƣớc vào thời kỳ hợp tác mới theo hiến chƣơng ASEAN và xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhƣng cũng phải đối phó với thách thức mới.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hƣởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên.

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô và mức độ biểu hiện, với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, quá trình quốc tế hóa sản xuất và

87

phân công lao động đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày cành trở nên phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó tri thức và con ngƣời có tri thức ngày càng trở thành nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới, bới nó sẽ làm thay đổi tƣơng quan sức mạnh của nền kinh tế và cục diện thế giới mới với những liên kết mới. Vị thế của Châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nƣớc khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện hiệp định mậu dịch tƣ do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trƣờng rộng lớn cho các doanh nghiệp tƣ nhân nhƣng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và điều chỉnh thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bƣớc tiến mới về khoa học công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy đã và đang trở thành rào cản đối với thƣơng mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhƣng còn nhiều khó khăn, bất ổn, sự điều chỉnh chính sách của các nƣớc, nhất là các nƣớc lớn sẽ có tác động đến nƣớc ta.

4.1.1.2. Tình hình trong nước

Trong quá trình mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu vƣợt bậc, năng động của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự quản lý và điều hành của Nhà nƣớc, chúng ta đã tranh thủ đƣợc nhiều thời cơ, thuận lợi, tranh thủ đƣợc nguồn vốn từ bên ngoài, đồng thời tận dụng đƣợc thành tựu về khoa học công nghệ của lợi thế các nƣớc đi sau, vƣợt qua nhiều khó khăn thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt đƣợc những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nƣớc ta đã ra khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển và bƣớc vào nhóm các nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình, lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất có những bức phát triển mới, kinh tế tăng trƣởng

88

nhanh, trong vòng 10 năm trở lại đây đạt tốc độ tăng trƣởng trung bình 7,26%/năm. Năm 2011 tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế đạt 2535,0 nghìn tỷ đồng, bình quân 1375 USD/ngƣời/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa tiếp tục đƣợc xây dựng và hoàn thiện dần. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt đƣợc những thành tựu trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao từng bƣớc. Việt Nam là quốc gia đƣợc thế giới thừa nhận là đất nƣớc có chế độ chính trị - xã hội ổn định, sẽ là tiền đề thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, cùng với công tác đối ngoại, quá trình hội nhập quốc tế đƣợc triển khai ngày càng sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trƣờng hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nƣớc.

Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận, những thành tựu đạt đƣợc là chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chất lƣợng tăng trƣởng, năng xuất lao động, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của nền thấp. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, chƣa hiệu quả, đầu tƣ còn dàn trải, quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhìn chung còn nhiều yếu kém. Tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng. Một số lĩnh vực văn hóa xã hội còn tồn tại những yếu kém chậm đƣợc khắc phục, nhất là về giáo dục, đạo đức, lối sống. Môi trƣờng ở một số nơi đang bị ô nhiễm nặng, tài nguyên đất chƣa đƣợc quản lý và khai thác hiệu quả, chính sách đất đai còn bộc lộ nhiều bất cập. Thể chế kinh tế thị trƣơng, chất lƣợng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng là những điểm nghẽn của nền kinh tế và là những khâu đột phá trong chiến lƣợc kinh tế - xã hội (2011- 2020) đƣợc đại hội Đảng XI thông qua. Kinh tế trong nƣớc tiếp tục đứng trƣớc khó khăn thách thức do năm 2012 Chính phủ tiếp tục chủ chƣơng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, lãi xuất cho vay cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng đặc biệt là tín dụng lãi xuất thấp, cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều nƣớc châu Âu cũng ảnh hƣởng không tốt đến thị trƣờng xuất khẩu của nƣớc ta, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình đốn, có nguy cơ phải đóng cửa, hàng tồn kho ở mức khá cao. Theo báo cáo tình hình doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2012

89

trên phạm vi cả nƣớc có 650.000 đăng ký thành lập thì chỉ có 460.000 doanh nghiệp đang thực sự hoạt động, chiếm 70%, còn lại 30% doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc phá sản. Đây đƣợc xem là những khó khăn đối với phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tƣ nhân nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96)