Định hướng chung

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100)

Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hƣớng sự phát triển của kinh tế thƣ nhân Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 là: “Hoàn thiện cơ chế, chính

91

sách để phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tƣ nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tƣ nhân và tƣ nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”.

Với định hƣớng trên, thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của KTTN, Nhà nƣớc cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, đặc biệt là các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; Đổi mới phƣơng thức quản lý kinh tế của Nhà nƣớc theo hƣớng tạo điều kiện cho mọi DN) đƣợc tự do kinh doanh theo pháp luật, bình đẳng, cùng có lợi, nhất là trên những định hƣớng ƣu tiên của Nhà nƣớc, kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội và môi trƣờng; Nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn của khu vực KTTN về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn, năng lực khoa học – công nghệ và về thị trƣờng... Đồng thời, Nhà nƣớc cũng cần có những chƣơng trình giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ, cũng nhƣ có chế độ khen thƣởng thích đáng kịp thời để động viên khuyến khích, tôn vinh và nhân rộng các điển hình của hoạt động KTTN trong nền kinh tế thị trƣờng. Giáo dục lòng yêu nƣớc tự hào dân tộc và bản lĩnh kinh doanh cho các doanh nhân trong KTTN...

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia, đặc biệt coi trọng cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy quản lý nhà nƣớc trong sạch, nâng cao trình độ nắm và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nƣớc có liên quan trực tiếp đối với KTTN, đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở thực sự là chỗ dựa vững chắc và là ngƣời hƣớng dẫn hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát “thân thiện” đối với KTTN. Nhà nƣớc cần xây dựng, triển khai các công cụ quản lý và hỗ trợ mới đối với khu vực KTTN, chuyển từ mục đích "quản chặt DN" sang "hỗ trợ DN" bằng định hƣớng chính sách, thông tin thị trƣờng và những khuyến khích tài chính, cũng nhƣ tinh thần theo ngành, sản phẩm, địa bàn, chứ không theo từng DN, dự án cụ thể hoặc tính chất sở hữu.

92

Nhà nƣớc cần xây dựng hệ thống lý lịch tƣ pháp công dân, hệ thống thông tin DN, hệ thống đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản... đƣợc nối mạng nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, cũng nhƣ quản lý Nhà nƣớc và phòng tránh, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, kinh doanh, các hành vi vi phạm sở hữu thƣơng hiệu, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các vi phạm bản quyền, an ninh, trật tự an toàn văn minh thƣơng mại và thị trƣờng khác; Xây dựng hệ thống thông tin, phân tích và dự báo các xu hƣớng thị trƣờng, cung cấp thông tin và các dịch vụ về pháp lý thƣơng mại thị trƣờng, các thông lệ và tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu và đăng ký thƣơng hiệu cho DN tƣ nhân... Coi trọng kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm minh hiện tƣợng gian lận thƣơng mại, kinh doanh trái phép, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và sự cạnh tranh lành mạnh của lĩnh vực KTTN.

Các địa phƣơng, cơ quan trong cả nƣớc cần tăng cƣờng hợp tác, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các DN, tạo điều kiện cho các DN mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh doanh và đầu tƣ ra nƣớc ngoài; coi trọng xây dựng và phát triển hành lang pháp lý trong nƣớc và quốc tế nhằm mở đƣờng và định hƣớng cho các doanh nhân và DN đầu tƣ ra nƣớc ngoài an toàn và thuận lợi. Các đại sứ quán, lãnh sự quán và phòng thƣơng vụ Việt Nam ở nƣớc ngoài cần hỗ trợ DN hoạt động tại quốc gia, vùng lãnh thổ do mình phụ trách. Các ngân hàng thƣơng mại cần có những chi nhánh, văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài, ƣu tiên đặt tại các trung tâm lớn có cộng đồng đông đảo doanh nhân, DN Việt Nam hoặc ở những trung tâm thị trƣờng tài chính quốc tế lớn để trực tiếp cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo lãnh cần thiết cho hoạt động đầu tƣ của Việt Nam ở nƣớc ngoài.

Ngoài ra, Chính phủ cần quan tâm tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ và không định kỳ các doanh nhân, DN Việt Nam - các đại sứ quán, lãnh sự quán, thƣơng vụ của Việt Nam và nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và ở các nƣớc- thị trƣờng tiềm năng hay nơi có đông đảo cộng đồng doanh nhân, DN Việt Nam đang hoạt động... để nắm bắt và xử lý nhanh, kịp thời, chính xác, hiệu quả hơn các nhu cầu, vấn đề bức xúc đặt ra trong quá trình hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nhân, DN Việt Nam;

93

Khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ tƣ pháp, nhất là về đăng ký và xử lý tranh chấp thƣơng hiệu, tƣ vấn kế toán, thuế, thủ tục xuất - nhập khẩu...

Mối quan hệ giữa các doanh nhân, chủ sử dụng lao động, DN với Chính phủ và với ngƣời lao động xã hội cần đƣợc củng cố; Hiệu lực của bộ máy tƣ pháp trong việc xử lý các vi phạm và tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của khu vực KTTN cần đề cao sự nghiêm minh và tăng cƣờng lòng tin của dân chúng, doanh nhân và DN vào luật pháp và chính quyền nhà nƣớc các cấp...

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của KTTN, sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hiện tƣợng phá sản, giải thể, chia tách và sáp nhập, mua bán chuyển nhƣợng lại các DN, các cổ phần, cổ phiếu DN, thậm chí là hiện tƣợng độc quyền KTTN của các DN, ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế, xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc. Bên cạnh đó, các tranh chấp kinh tế, thƣơng mại, lao động và các dạng tội phạm khác trực tiếp phát sinh từ toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của DN cũng sẽ gia tăng với mức độ nhiều hơn và phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi những giải pháp phòng ngừa và xử lý nhanh, hiệu lực, hiệu quả và mang tính bao quát của nền hành chính nhà nƣớc. Do vậy, Nhà nƣớc cũng cần phát triển hệ thống an sinh xã hội, hệ thống phòng ngừa rủi ro, cảnh báo sớm các nguy cơ và giải quyết kịp thời các chấn động kinh tế, xã hội do quá trình thúc đẩy phát triển KTTN và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)