5. Bố cục của đề tài
3.3.1. Đối với quảng cáo thương mại
Thứ nhất, thống nhất quản lý hoạt động quảng cáo, người viết đồng ý với quan điểm là do Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động quảng cáo. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản
lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Còn Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Bên cạnh đó cần thành lập những thanh tra chuyên nghành để kiểm tra quảng cáo trên từng lĩnh
62
M.Q, Báo điện tử cáo nguy cơ gặp rủi ro từ mạng quảng cáo tự động, Báo điện tử ictnew, 2014,
http://m.ictnews.vn/internet/bao-dien-tu-co-nguy-co-gap-rui-ro-tu-mang-quang-cao-tu-dong-120540.ict, [ ngày truy cập 24-10-2014].
GVHD: Ph 53 SVTH: Nguy
vực quảng cáo riêng biệt ở địa phương. Bổ sung nguồn nhân lực và đạo tạo hội đồng
thẩm định quảng cáo.
Thứ hai, khắc phục tháo gở tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật với nhau, đồng bộ với các văn bản của các lĩnh vực có liên quan, từng bước xây dựng xây
dựng một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất. Hiện nay hoạt động quảng cáo được điều chỉnh bởi Luật Quảng cáo và các quy định về quảng cáo các luật chuyên nghành
như sau Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Xuất bản, Luật An toàn thực phẩm,
Luật Dược, Luật Xây dựng, Luật Báo chí, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật
Sở hữu trí tuệ….Để có thể hạn chế sự chồng chéo của các văn bản trên thì cần phải thống
nhất các khái niệm, từ ngữ, cách giải thích của các văn bản. Xây dựng các văn bản sau
phải cải cách được hạn chế của những quy định cũ lỗi thời và phải phù hợp với quy định
của các văn bản khác. Trong quá trình thực hiện nếu thấy văn bản trước không còn phù hợp có thể quy định việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Để giúp hệ thống pháp luật được hoàn thiện hơn.
Thứ ba, ngoài việc xử phạt hành chính, thì yêu cầu các địa phương tăng cường
kiểm tra rà soát quản lý. Vì việc tuyên truyền, giáo dục chỉ thực sự hiệu quả khi kết hợp
với biện pháp chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh . Nếu các cơ sở, đơn vị tiếp tục cố tình vi phạm, thì sẽ áp dụng biện pháp xử phạt khác kiệp thời như thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện. Đồng thời cần được tổ chức theo hướng tăng cường nhân lực cho bộ phận quản lý nhà nước về quảng cáo, bố trí cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, hoàn thiện về cơ sở vật
chất, đội ngũ cán bộ đảm bảo cho việc cấp phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông; chú trọng vai trò quản lý nhà nước của cấp quận, huyện, đặc biệt đối với các thành phố
lớn có địa giới hành chính rộng và hoạt động quảng cáo phát triển.
Thứ tư, các quy định về quảng cáo phải đáp ứng được nhu cầu thực tế và tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh phát triển đồng thời phải loại bỏ những quy định mang tính
chất dư thừa để rút gọn hơn những quy định tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tiếp
nhận thông tin. Theo quan điểm của người viết thì cách liệt kê các từ ngữ cấm sử dụng như Luật Quảng cáo đang liệt kê là “ tốt nhất”, “ duy nhất”, “ số một” thì sẽ bỏ sót các
thuật ngữ khác có ý nghía tương tự như dẫn đầu, trên cả tuyệt vời, tiên phong, ... Vì vậy,
thiết nghỉ quy định này cần quy định lại theo hướng khái quát, tránh sự liệt kê. Cần cấm
quảng cáo có sử dụng những thuật ngữ có nghĩa thể hiện mức so sánh hơn và khẳng định mà không có căn cứ chứng minh. Bởi vì hội đồng thẩm định có thể đánh giá được sự
chính xác của nội dung quảng cáo thì nên cho phép doanh nghiệp sử dụng thuật ngữ này nếu đúng sự thật.
GVHD: Ph 54 SVTH: Nguy