Chồng chéo thẩm quyền quản lý

Một phần của tài liệu pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet (Trang 51)

5. Bố cục của đề tài

3.1.1. Chồng chéo thẩm quyền quản lý

So với pháp lệnh quảng cáo có hiệu lực thi hành từ năm 2002, thì những quy định

mới nhất của Luật quảng cáo có nhiều điểm mới và tiến bộ. Cụ thể, trong nội dung liên

quan đến phụ trương quảng cáo trên báo in, điều 22 của Luật quảng cáo cho phép báo chí tự ra phụ trương quảng cáo và chỉ cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà

53

Minh Trí, Hoạt động quảng cáo và những vấn đề đặt ra dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, Báo điện tử Báo mới, 2014, http://www.baomoi.com/Hoat-dong-quang-cao-va-nhung-van-de-dat-ra-duoi-goc-do-phap-luat-canh- tranh/45/14482502.epi, [ ngày truy cập 22-10-2014].

54

Ngô Mạnh Hùng, Bộ Thông ti n và Tuyền thông, Quảng cáo thực phẩm chức năng: vẫn tiếp diễn vi phạm,

http://infonet.vn/quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-van-tiep-dien-vi-pham-post146399.info, [ ngày truy cập 23-10- 2014].

GVHD: Ph 46 SVTH: Nguy

nước trước 30 ngày. Đặc biệt, luật này không hạn chế số trang phụ trương quảng cáo. Đây là một tháo gỡ rất lớn có tính chất bước ngoặt cho báo in cả nước. Lãnh đạo phòng quảng cáo của một tờ báo tại TP.HCM cho biết một trong những bất cập hiện nay là khi cần ra phụ trương quảng cáo, các báo phải xin giấy phép, rồi lại xin phép mỗi khi tăng

trang phụ trương. Đặc biệt, số trang phụ trương quảng cáo không được vượt quá số trang nội dung. Các cơ quan thanh tra hằng năm đã đếm số trang quảng cáo vượt trang nội dung để xác định mức vi phạm và mức phạt hành chính. Trong thời gian dài, những quy định này khiến báo in gặp nhiều trở ngại trong hoạt động kinh tế báo chí. Nhưng tồn tại

song song đó thì liên quan đến quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo. Theo quy định

của Luật quảng cáo thì quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo được giao trực tiếp

cho Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch; các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa- Thông tin và Du Lịch

thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Trên thực tế, không thể phủ nhận

vai trò quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông bởi lẽ khoảng 80% thị phần quảng cáo hiện nay được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, hệ

thống đài phát thanh, đài truyền hình, internet, các phương tiện truyền dẫn phát sóng,

xuất bản phẩm.

Hoặc như hoạt động quảng cáo thương mại có sự tham gia quản lý của Bộ Công thương. Vậy nên cần quy định rõ nhằm thể hiện đúng vị trí, vai trò của các Bộ này trong quản lý hoạt động quảng cáo cùng với Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch. Nhưng tại Điều 22 Luật Quảng cáo quy định: Cơ quan báo chí được phép ra phụ trương quảng cáo và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trước ít nhất 30 ngày tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo. Trong khi đó thì Luật

Báo chí lại quy định báo in muốn ra phụ trương phải xin phép của cơ quan quản lý nhà

nước về báo chí. Vậy quy định này đã đi ngược lại với Luật Báo chí và Luật Quảng cáo

không thể làm thay đổi Luật Báo chí hiện hành.

Một bất cập nữa là theo quy định của Luật Quảng cáo, việc lắp dựng biển quảng

cáo diện tích lớn hơn 20m2 không phải xin phép như trước đây, thay vào đó, người có

nhu cầu lắp biển quảng cáo chỉ cần gửi hồ sơ đến Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch xin

thỏa thuận. Ngược lại, theo quy định của ngành xây dựng, các tổ chức, cá nhân có nhu

cầu lắp biển quảng cáo chỉ được cấp phép xây dựng khi đã có thông báo thỏa thuận của ngành văn hóa. Sự vênh này của luật là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống

biển quảng cáo tấm lớn sai phép tồn tại nhiều năm chưa được giải quyết.55 Theo Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Giám đốc Công ty Dịch vụ quảng cáo Kim Minh ở Thành phố

Hồ Chí Minh cho biết, thế mạnh của Kim Minh là mảng quảng cáo ngoài trời. Thế

55

Linh Anh, Loay hoay chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, Báo điện tử Kinh tế và Đô thị, 2014, http://ktdt.vn/van- hoa/tin-tuc/2014/05/8102499B/loay-hoay-chan-chinh-hoat-dong-quang-cao/, [ ngày truy cập 22-10-2014].

GVHD: Ph 47 SVTH: Nguy

nhưng từ khi Luật Quảng cáo có hiệu lực, công ty của bà vẫn thường xuyên gặp khó. Bà nêu một ví dụ: “Mặc dù những bảng quảng cáo của chúng tôi được dựng lên từ trước khi

Luật Quảng cáo ra đời, nhưng Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch Thành phố vẫn yêu cầu

phải có giấy phép xây dựng mới được tiếp tục sử dụng những bảng quảng cáo này. Khi

chúng tôi đến Sở Xây dựng xin cấp giấy phép thì được trả lời rằng, bảng đã có rồi thì không thể cấp phép nữa. Chúng tôi thật không biết làm thế nào.

Không chỉ vướng mắc với Luật Xây dựng, Luật Quảng cáo còn chồng chéo với quy định của Luật Giao thông, Luật Đất đai… Khi đã có giấy phép của Sở Xây dựng thì lại không ra được giấy phép quảng cáo do bên giao thông đường bộ nói chưa đúng quy

chuẩn của ngành này đề ra, bà Thu Phương tiếp tục đưa ra dẫn chứng khác. Chính vì những bất cập trong quy định giữa các sở, ngành mà hiện nay Kim Minh có 2 biển quảng

cáo trên xa lộ Hà Nội, nhưng không thể đưa vào sử dụng, gây tình trạng lãng phí, tổn thất

lớn cho công ty, bởi theo bà Thu Phương, để dựng một bảng quảng cáo tốn ít nhất là 500 triệu đồng.56

Một phần của tài liệu pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)