5. Bố cục của đề tài
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại nói chung
Quảng cáo là một trong các công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị trường.
Quảng cáo có quan hệ chặt chẽ với đến chất lượng sản phẩm, thương hiệu hàng hóa, dịch
vụ. Quảng cáo là nhu cầu của người kinh doanh, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm đồng thời cũng là nhu cầu của người tiêu dùng, tạo cơ hội cho người tiêu dùng có
điều kiện để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. Phạm vi điều chỉnh của luật quảng
cáo rất rộng, bao gồm những hàng hóa, dịch vụ trên mọi lĩnh vực. Thông tin quảng cáo được chuyển tải đến công chúng bằng nhiều phương tiện khác nhau. Vì vậy những văn
bản pháp luật về quảng cáo và công tác quản lý nhà nước về quảng cáo cũng cần được quy định rõ ràng, minh bạch và cụ thể đẻ đảm bảo lợi ích chính đáng của người kinh doanh và người tiêu dùng, góp phần tích cực cho cạnh tranh lành mạnh.
Đã qua hơn một năm từ khi Luật quảng cáo có hiệu lực nhưng tình trạng áp dụng
thực thi pháp luật về quảng cáo vẫn diễn ra khá nhiều vi phạm rộng khắp từ các thành phố lớn đến các vùng nông thôn. Vì mục đích lợi nhuận mà họ có thể bất chấp thực hiện
những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Một ví dụ điển hình là theo thông tin từ
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, tính đến đầu tháng 5/2014 thì Sở này đã kiểm
tra, tháo dỡ 1.480.000 băng rôn, phướn quảng cáo vi phạm đồng thời lập biên bản vi
phạm hành chính và ra quyết định xử phạt 31 trường hợp với tổng số tiền 239.000.000 đồng về hành vi quảng cáo biển tấm lớn, băng rôn không phép, sai nội dung giấy phép,
quảng cáo băng rôn quá hạn so với giấy phép, không thông báo nội dung thực hiện quảng cáo theo quy định. Tình trạng quảng cáo sai phạm tràn lan tại các sân ga, siêu thị, thẩm
mỹ viện, các q lại có xu hướng gia tăng số lượng. Tuy nhiên cũng theo nhận định của đại
diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, kết thúc mỗi đợt ra quân xử lí, vi phạm lại có
chiều hướng gia tăng từ cuối năm 2012 thì toàn Thành Phố có 36 biển quảng cáo tấm lớn
không phép cần tháo dỡ. Trong khi đó thì đến năm 2013 và đầu năm 2014, khi Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch đang lập quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030, thì xuất hiện thêm 29 biển quảng cáo tấm lớn vi phạm,
nâng tổng số biển quảng cáo tấm lớn không phép lên con số 65.
Vấn đề quảng cáo trên truyền hình hiện nay cũng gây ra không ít bức xúc cho người xem về hành vi quảng cáo không trung thực với những mẫu quảng cáo nói phóng đại về công dụng của sản phẩm, làm người tiêu dùng hiểu sai sự thật. Tinh vi hơn là họ
lại dùng những hình ảnh của những bác sĩ, hay chuyên gia dinh dưỡng, thậm chí là các tổ
GVHD: Ph 45 SVTH: Nguy
nhưng lại không có bất cứ một công trình nghiên cứu nào về công dụng thật của sản
phẩm đó. Theo số vụ việc bị điều tra liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh tăng từ 20 vụ (năm 2010) lên tới 33 vụ (năm 2011) và 37 vụ (năm 2012), đứng đầu danh sách trong số các vụ việc điều tra về hành vi cạnh tranh quảng cáo
không lành mạnh.53
Mặt khác một hoạt động rầm rộ đang tồn tại hiện nay đó là vẫn còn nhiều cơ quan báo chí đã quảng cáo các loại sản phẩm thực phẩm chức năng chưa đúng quy định. Được
biết, ngày 03/9/2014, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn số
688/TTra-BCXB yêu cầu rà soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình thế nhưng các đài truyền hình dường như chưa bị xử phạt nên vẫn cố thực
hiện nốt hợp đồng quảng cáo. Theo số liệu về xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí từ ngày 15/8/2014 đến ngày 30/9/2014, Thanh tra Bộ Thông
tin và Truyền thông đã phạt cảnh cáo 1 cơ quan báo chí và phạt tiền 9 cơ quan báo chí
với tổng số tiền phạt là 210 triệu đồng do các tờ báo quảng cáo thực phẩm chức năng
không phù hợp với nội dung đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Các cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm hành chính hầu hết là báo chí trung ương thuộc các hội
nghề nghiệp, tổ chức của đoàn thanh niên, hội phụ nữ, liên đoàn lao động. Cá biệt có cơ
quan báo chí vi phạm do quân đội, công an, y tế quản lý. Điển hình như báo Kinh doanh
& Pháp luật bị phạt 25 triệu đồng do đăng quảng cáo không đúng cấp phép với các sản
phẩm sau: Định Tràng Đơn,Vương Tâm Thống, Cốt Thoái Vương… Phạt báo Gia đình Việt Nam 20 triệu đồng do đăng sai phép các sản phẩm Bảo Khí Khang, Phụ Lạc
Cao…Phạt báo Phụ nữ Việt Nam 20 triệu đồng do đăng sai phép các sản phẩm Dầu tỏi
tía Tuệ Linh trên ấn phẩm Hạnh phúc. 54 Việc quảng cáo thực phẩm chức năng sai quy định tạo sự không công bằng trong việc kinh doanh sản xuất sản phẩm thực phẩm giữa
các doanh nghiệp; dẫn đến việc mất niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm chức năng, ảnh hưởng uy tín các loại thực phẩm chức năng thực sự có công dụng tốt cho con
người, ảnh hưởng đến chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, việc
quảng cáo sai còn ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế quốc dân, khi thực phẩm chức năng bị mất uy tín trong nước và Quốc tế.