5. Bố cục của đề tài
3.2.1. Xử phạt đối với các quảng cáo vi phạm trên Internet
Xử phạt vi phạm là hoạt động quan trọng nhất định trong công tác quản lý các quy định về quảng cáo đặc biệt là quảng cáo trên Internet. Nó giúp hạn chế các vi phạm xảy ra, đồng thời còn giúp giáo dục, bảo đảm được trật tự quản lý trong hành chính. Góp phần tạo môi trường cạnh tranh an toàn. Việc xử lý vi phạm chỉ thật sự hiệu quả khi mức
phạt đủ tính chất ảnh hưỡng đến các chủ thể thực hiện hành vi. Trong khi quy định của
xử phạt về quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo trên Internet nói riêng hiện nay
có thể cho rằng còn quá nhẹ. Ở đây chúng ta có thể nhận thấy qua vụ việc MV “Cám ơn
cha” do Hồ Ngọc Hà và những người bạn thực hiện có sự tham gia của rất đông “ngôi
sao của làng giải trí gồm siêu mẫu Thanh Hằng, ca sĩ Đoan Trang, Ái Phương, Tiêu Châu Như Quỳnh, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận, Nguyễn Dân…Mặc dù nội dung MV
nói về tình cảm cha con, nhưng trong nhiều cảnh quay, đặc biệt là cảnh quay của ca sĩ
nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận có rất nhiều hình ảnh con tặng cha chai rượu, cả nhà cùng nâng lý uống rượu. Đã có rất nhiều nhãn hàng rượu mạnh được quay cận cảnh với những
hình ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần, vì thế rất nhiều người xem cho rằng, MV “Cám ơn cha”
là hình thức quảng cáo rượu ngoại trá hình. Phần quảng cáo này đã được đăng tải trên mạng một cách chóng mặt.59 Nhưng đến khi MV này nhận được vô số lượt xem thì cơ
58
Khôi Linh, Quảng cáo tìm kiếm tại VN: Sơ khai nhưng tiềm năng, Báo điện tử Dân trí, 2011,
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/quang-cao-tim-kiem-tai-vn-so-khai-nhung-tiem-nang-496952.htm, [ ngày truy cập
22-10-2014].
59
Thụy Vũ, Xữ lý MV của Hồ Ngọc Hà cơ quan quản lý “ chậm chân”!, Báo điện tử Người lao động, 2013,
http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/xu-ly-mv-cua-ho-ngoc-ha--co-quan-quan-ly-cham-chan- 20130611094113484.htm, [ Ngày truy cập 9-11-2014].
GVHD: Ph 50 SVTH: Nguy
quan chức năng mới bắt đầu thực hiện công tác xử lý. Ở đây chúng ta có thể thấy MV này đã vi phạm điều 7 Luật Quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 là cấm sử dụng các
loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm
2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng về
việc là cấm sử dụng Internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị
cấm. Vì vậy, đơn vị thực hiện MV này sẽ bị xử phạt hành chính về việc quảng cáo sản
phẩm trái phép có độ cồn. Mức phạt cao nhất cho tổng các hành vi trên có thể lên đến 30
triệu đồng. Qua sự việc cho thấy thêm một lần nữa cơ quan quản lý tiếp tục chậm chân.
Lâu nay, các vụ vi phạm thuộc phạm vi tác phẩm nghệ thuật được truyền tải trên các trang mạng thường không được các cơ quan quản lý chức năng phối hợp xử lý kịp thời.
Về đường truyền, trách nhiệm quản lý thuộc về Bộ Thông tin và Truyền thông. Về nội
dung hình ảnh liên quan đến nghệ thuật, trách nhiệm quản lý thuộc Bộ Văn hóa - Thể
thao và Du lịch nên không bên nào chủ động phối hợp để xử lý kịp thời. Đồng thời mặc
nhiên chỉ có thể lý giải rằng, dường như thù lao thu được từ quảng cáo quá hậu hĩnh đến
mức các nghệ sĩ sẵn sàng phớt lờ điều cấm trong Luật quảng cáo. Nhiều người cho rằng,
với mức phạt như vậy sẽ không thấm vào đâu so với doanh thu mang lại từ việc quảng
cáo của sản phẩm, và công mà họ thực hiện quảng cáo. Vì thế, các công ty sẵn sàng không từ một cách thức nào để quảng cáo cho sản phẩm được nhiều người biết đến.