Kiểm duyệt nội dung quảng cáo

Một phần của tài liệu pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet (Trang 56)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2. Kiểm duyệt nội dung quảng cáo

Thời gian gần đây, nhiều nhà sản xuất, công ty truyền thông đã coi nhẹ yếu tố văn

hóa trong những video clip quảng cáo. Hình ảnh phản cảm, không hợp thuần phong mỹ

tục, hay những câu thoại có phần… nhạy cảm đang tràn lan trên mạng . Mới đây nhất,

một quảng cáo nhãn sản phẩm sữa tắm như phim khiêu dâm cũng khiến nhiều người

không khỏi bức xúc của Ngọc Trinh. Hầu hết khán giả cho rằng, quảng cáo có tính khiêu

dâm để bán hàng là vô đạo đức. Hai nhân vật phụ trong MV cũng có không ít hành động

phản cảm. Điều đáng nói là những hình ảnh phản cảm này lại gắn vào thông điệp thiêng

liêng là hướng về Hoàng Sa - Trường Sa. Theo đó, khi mua một chai sữa tắm, người dùng đã ủng hộ biển đảo quê hương 1.000 đồng.60 Quảng cáo này đã vi phạm Điều 8

Luật Quảng cáo và hoàn toàn bị cấm (Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống

lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam) mức xử phạt hành chính đối

với việc vi phạm này có thể xử phạt tối đa lên tới 40 triệu. Nhưng nó lại được vô tư đăng

tải trang mạng và một khi sản phẩm được tự do tung hoành trên mạng bằng những hình thức gây sốc như thế này để thu hút sự chú ý thì tốc độ lan truyền của nó có khi còn nhanh chóng, sâu rộng hơn cả sản phẩm được cho phép quảng cáo theo quy định. Mặc

60

Nhã Hương, Ngọc trinh và đơn vị quảng cáo sẽ bị xử phạt vì clip phản cảm, Báo điện tử Đời sống và Pháp Luật, 2014, http://www.doisongphapluat.com/giai-tri/ngoi-sao/ngoc-trinh-va-don-vi-quang-cao-se-bi-xu-phat-vi-clip- phan-cam-a37568.html, [ ngày truy cập 22-10-2014].

GVHD: Ph 51 SVTH: Nguy

nhiên, một thực tế mà nhiều người phải đặt câu hỏi là tại sao hầu hết những quảng cáo trá

hình này đều do báo chí hoặc khán giả phát hiện ra. Phải chăng quá trình kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải đã bị buông lỏng. Qua đó cần có những quy định mạnh tay siết

chặt quảng cáo ngoài luồng trên các trang thông tin điện tử. Thêm vào đó, những kiểu

quảng cáo trá hình còn xuất hiện trên nhiều báo điện tử thông qua hình thức viết bài lăng

xê nhân vật, đăng kèm clip quảng cáo không được phát sóng chính thức. Đây không chỉ

là vấn đề lách luật về quảng cáo mà còn liên quan đến cả nhận thức và đạo đức của

những người thực hiện về nội dung của quảng cáo. 61

Một phần của tài liệu pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)