Quản lý quảng cáo trên Internet

Một phần của tài liệu pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet (Trang 35)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1. Quản lý quảng cáo trên Internet

Quảng cáo trên Internet là một loại hình quảng cáo hiện đại được thực hiện thông

qua các ứng dụng công nghệ thông tin trên Internet. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nhà nước ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo điều kiện để tổ

chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm

nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và đồng thời khuyến khích ứng

dụng Internet để mở rộng các hoạt động thương mại. Để đáp ứng cho nhu cầu ứng dụng

công nghệ thông tin một cách an toàn và bền vững cũng như các hoạt động quảng cáo trên Internet được phát triển và đúng pháp luật thì ngoài việc tuân thủ các quy định về

GVHD: Ph 30 SVTH: Nguy

Công nghệ thông tin, các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet. Để có thể

quảng cáo trên internet người thực hiện quảng cáo có quyền:

a) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến

nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định của pháp luật. Quảng cáo trên internet chính là nguồn thông tin trên mạng , một đặc điểm khác biệt của quảng cáo trên internet với các phương tiện truyền thông khác là nó có thể tương tác với người sử dụng, có thể chỉnh sữa, xóa các thông tin về sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng . Cũng chính do đặc điểm này mà có nhiều trường hợp nhằm cạnh tranh không lành mạnh mà các đối thủ lợi dụng các kiến thức về

mạng máy tính để xóa đi một thông tin hay quảng cáo nào đó dẫn đến hậu quả làm sai lệch các thông tin trên mạng, ảnh hưỡng đến lợi ích của người cung cấp và những người xem . Nên đây là một quy định nhằm đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của những người

cung cấp dịch vụ và sử dụng thông tin trên mạng máy tính.

b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó.

Song song với các quyền thì theo khoản 1, 2 Điều 9 Luật Công nghệ thông tin người thực hiện quảng cáo còn có nghĩa vụ:

a) Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải chịu

trách nhiệm về nội dung thông tin số của mình trên môi trường mạng.

b) Tổ chức, cá nhân khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng phải thông báo công khai trên môi trường mạng những thông tin có liên quan, bao gồm: Tên, địa chỉ địa

lý, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử; Thông tin về quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có);Tên cơ quan quản lý nhà cung cấp (nếu có); Thông tin về giá, thuế, chi phí vận chuyển (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ.

c) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ngừng cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ

tìm kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đó là trái pháp luật.42 Công cụ

tìm kiếm thông tin số là chương trình máy tính tiếp nhận yêu cầu tìm kiếm thông tin số,

thực hiện việc tìm kiếm thông tin số và gửi lại thông tin số tìm kiếm được. Trên mạng máy

tính chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, bên cạnh những

thông tin mới được cập nhật thì còn có những thông tin chứa đựng nội dung đã không còn

42

GVHD: Ph 31 SVTH: Nguy

tồn tại. Việc ngừng cung cấp những công cụ đến những nguồn thông tin cho rằng trái pháp

luật là để ngăn chặn mức độ lan truyền và đồng thời chấm dứt nội dung đó.43

Mạng máy tính là một môi trường rộng lớn nó cung cấp rất nhiều tiện ích mà chúng ta thường sử dụng như nghe nhạc, xem phim, tra cứu tài liệu, đọc báo… Công tác

quản lý quảng cáo bình thường đã gặp rất nhiều khó khăn, thì quản lý quảng cáo trên Internet còn tạo ra thách thức lớn hơn. Theo quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, thì không được sử dụng Internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua

bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm, truyền bá tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật, xuất xuất

phẩm bị cấm. Nhưng thực tế tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn điển hình như quảng cáo rượu trá hình. Để quản lý tốt các nguồn tài nguyên trên mạng, trước hết là quản lý cá

nhân tổ chức đưa thông tin và yêu cầu cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về nội dung mà họ đăng tải theo đúng quy định của pháp luật. Thiết nghĩ với quy định này thì sẽ buộc

những người trực tiếp đưa quảng cáo lên mạng phải xem xét kỹ khi quyết định đăng tải.

Do chính sách khuyến khích ứng dụng Internet vào hoạt động sản xuất kinh

doanh nhằm mục đích phát triển kinh tế pháp luật đã cho phép thiết lập các trang thông tin điện tử của các tổ chức, cá nhân. Nhờ đó mà các trang thông tin điện tử được hình thành và phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp trong nước được quảng bá hình ảnh,

sản phẩm, thương hiệu của mình hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Nhưng theo thời

buổi kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế thì xuất hiện nhiều các trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài lại kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phát sinh thu nhập tại Viêt Nam. Gây ra vô vàng khó khăn trong thực hiện quản lý. Đáp ứng được nhu cầu cần thiết hiện tại thì Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày

14/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo quy định tổ chức, cá nhân

Việt Nam có hàng hóa, dịch vụ muốn quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông qua người

kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đồng thời

hoạt động trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch

vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải nộp

thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Song theo quy định mới nhất tại thông tư số

103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014 về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt

Nam có quy định: tổ chức cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ quảng cáo,

tiếp thị internet cho tổ chức cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ này được thực hiện ở nước

ngoài thì thu nhập này phải đóng thuế theo quy định của thông tư này. Điển hình là một

43

GVHD: Ph 32 SVTH: Nguy

trong những nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo khổng lồ hiện nay là Google, Facebook phải đóng thuế Giá trị gia tăng theo tỷ lệ trực tiếp trên doanh thu tính thuế. Cụ thể, sẽ

khai thuế theo phương pháp trực tiếp số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng doanh thu

tính thuế giá trị gia tăng nhân với tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu. Trong đó, doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ,

dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp kể cả các khoản chi phí do bên Việt Nam trả thay nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). Đồng thời họ còn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tỉ lệ

thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế.

Quản lý quảng cáo qua thư điện tử trên Internet: Theo Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-

CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác quy định cụ thể của hai

nghị định này là về thư điện tử là tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo chỉ được

phép gửi thư điện tử quảng cáo, đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận. Phải chấm dứt việc gửi đến người nhận các thư điện tử quảng cáo

ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối củangười nhận. Chỉ được phép gửi thư điện tử

quảng cáo từ địa chỉ điện tử và hệ thống theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền

thông. Khi gửi thư điện tử quảng cáo, thì nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi đồng

thời một bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông và không được phép gửi quá 01 thư điện tử quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thoả thuận khác với người

nhận. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo. Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo. Mọi thư điện tử quảng cáo đều phải gắn nhãn.44Nhãn

được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề.

Nhãn có dạng như sau:

- [QC] hoặc [ADV] đối với thư điện tử được gửi từ người quảng cáo

- [QC Mã số quản lý] hoặc [ADV Mã số quản lý] đối với thư điện tử được gửi từ

nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Mã số quản lý là mã số được Bộ Thông tin và Truyền

thông cấp cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ

quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhà cung cấp dịch

vụ tin nhắn qua mạng Internet khi chấp thuận hồ sơ đăng ký của đối tượng này.

44

Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng

GVHD: Ph 33 SVTH: Nguy

Tiếp theo là đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu

bằng tiếng Việt và tiếng Anh phải có phần khẳng định người nhận có quyền từ chối tất cả

sản phẩm từ người quảng cáo. Trong trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo, phải có

phần khẳng định người nhận có quyền từ chối tất cả sản phẩm quảng cáo từ nhà cung cấp

dịch vụ quảng cáo. Trường hợp cần thiết, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện

tử có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc tù chối một

nhóm sản phẩm.45

Nếu người sử dụng không muốn nhận thêm quảng cáo thì họ có thể từ chối nhận qua trang thông tin điện tử , thư điện tử, qua điện thoại và Ngay khi nhận được yêu cầu

từ chối, người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi ngay thông tin

xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến người nhận đó. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo không được phép thu cước phát sinh để thực hiện yêu cầu từ chối nhận quảng cáo

của người nhận.46

Một phần của tài liệu pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)