5. Bố cục của đề tài
2.1.4. Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội, hoạt động
quảng cáo ở nước ta đã có bước phát triển mạnh với sự gia tăng về số lượng doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, sự mở rộng về hình thức, quy mô và công nghệ.
Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động quảng cáo hàng hóa, dịch vụ được các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh quan tâm. Do nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng nên nhiều loại
hình quảng cáo mới xuất hiện và phát triển nhanh. Nên yêu cầu quản lý Nhà nước đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay cơ cấu Chính phủ đã được tổ chức lại với nhiều thay đổi lớn, trong đó Bộ Thương mại đã được sáp nhập với Bộ Công nghiệp nghiệp
GVHD: Ph 29 SVTH: Nguy
tin nhập vào Bộ Bưu chính- Viễn thông tạo thành Bộ Thông tin và truyền thông, bộ phận
còn lại hợp với Ủy ban Thể dục Thể thao và Tổng cục du lịch tạo thành Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch. Theo Luật Quảng cáo quy định thì:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo:
- Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo
- Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương
- Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo
- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của
pháp luật
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động
quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.